10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
Chào bạn Hương!

Trẻ sinh từ mẹ có HBs Ag(+), Hbe Ag(-) thì được tiêm ngừa vacxin viêm gan B và Kháng thể Immunoglobulin ngay sau sinh. Việc tiêm ngừa lao khi trẻ >=2.5kg, tổng trạng khỏe. Nếu trẻ chưa được tiêm ngừa BCG thì sau 1 tháng sẽ được tiêm. Vào tháng thứ 2 trẻ sẽ được tiêm viêm gan B cùng với ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà , bại liệt Hib.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn Bích!

Theo WHO 2007, trẻ gái 6 tháng cân nặng trung bình 7,3kg - 65,7cm. Con bạn tăng trưởng đạt chuẩn.  Trẻ dụi mắt có thể do tình trạng viêm kết mạc, hoặc lông mi quặp vào trong, hoặc trẻ bị dị ứng.. Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ mắt khám tìm nguyên nhân. Việc uống vitamin A theo chương trình quốc gia được áp dụng trẻ > 6 Tháng mục đích phòng bị mù mắt do thiếu vitamin A. Nếu trẻ chưa được uống bạn có thể liên hệ y địa phương hoặc tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn Gia Thịnh!

Trẻ 20 ngày thường bị mũi sổ mũi, mũi khô đóng cục, bạn có thể sử dụng nước biển sâu dạng phun sương sẽ giúp giữ ẩm mũi, giúp mũi giảm tình trạng khô và đóng cục. Tình trạng này có khả năng trẻ bị lạnh. Bạn cần giữ ấm trẻ.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn Hiệp!

Trẻ sơ sinh có đường thở ngắn và hẹp nên khi có sự tăng tiết đàm, hoặc đàm đặc, khô gây tắc nghẽn đường thở dễ tạo tiếng khò khè. Do đó bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi giúp mũi ẩm, thông thoáng tránh được tình trạng nghẹt mũi. Đôi khi 1 số trẻ có cơ địa dị ứng sẽ khò khè khi bị lạnh hoặc trẻ bị trào ngược cũng dễ khò khè, nghẹt mũi. Bạn có thể đưa trẻ đến bác sĩ nhi kiểm tra nếu tình trạng khò khè không giảm và ảnh hưởng việc bú, ngủ của trẻ. Trẻ bú mẹ hoàn toàn phân thường lỏng, sệt vàng, có bọt, có hột như hoa cà hoa cải, trẻ đi ngoài nhiều lần , đôi khi trẻ bú trên đi ở dưới, thường không đau bụng, trẻ ăn ngủ tốt, lên cân đều. Nếu trẻ có bú bình kèm theo phân đặc hơn, số lần đi ngoài ít hơn. Để giúp trẻ dễ đi ngoài bạn cần tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn Sơn!

Các em bé sinh ra có hai thóp. Thóp trước hình tứ giác được giới hạn bởi 2 xương đỉnh và 2 xương trán. Thóp sau hình tam giác giới hạn bởi 2 xương đỉnh và xương chẩm. Hai thóp này sẽ dần đóng kín khi trẻ < 24 tháng. Thóp là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ.  hiện tượng thóp phập phồng là do thóp là vùng não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc, giữa các lớp đó còn có các chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động cho bé.

Thóp hoàn toàn không tham gia vào hoạt động hô hấp. Thóp phập phồng có thể gặp ở các bé có thóp rộng như còi xương, dãn não thất, tăng áp lực nội sọ… Đối với các trẻ tăng trưởng bình thường, đa phần sẽ không thấy thóp phồng. Bạn chỉ cần cho trẻ ăn bú tốt, ngủ yên trẻ sẽ lên cân tốt, đừng nên quan tâm đến thóp phồng. Nên cho trẻ tắm nắng mỗi ngày. Vào mùa hè nóng nực trẻ thường đổ mồ hôi nhiều dễ bị rôm sảy nên bạn cần cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, tăng cường bú mẹ nhiều hơn.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn Yến Ngọc!

Con bạn sinh non 35 tuần, cân nặng lúc sinh và khi trẻ 1 tháng tuổi đều vượt cân nặng chuẩn. Việc uống thuốc calci và vitamin D phải có y kiến bác sĩ, nhi nếu bạn muốn cho trẻ uống thêm nên đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra xem cần bổ sung? Trẻ bú mẹ thời gian trung bình 10-15 phút, trẻ sẽ no, trẻ ngủ yên 2-3 giờ dậy đòi bú. Con bạn chỉ 1-1.5 giờ đòi bú e rằng bạn không đủ sữa hoặc trẻ bú chưa no. Để trẻ ngủ ngon bạn cần cho trẻ bú no trước khi ngủ, tắm nắng mỗi ngày, nếu bạn bổ sung vitamin D qua thuốc Aquadetrim thì nhu cầu trẻ sinh non cao 800-1000UI. Thời gian ngủ trung bình trẻ 18 giờ/ ngày, nếu trẻ ngủ đủ giấc trẻ sẽ vui chơi và vào giấc ngủ thật thoải mái không lim dim. Bạn hãy để trẻ ngủ đừng đánh thức trẻ dậy bú nếu trẻ không đòi. Việc đi ngoài của bé như thế là hoàn toàn bình thường.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn Xuân!

Trẻ 7 tháng theo WHO 2007can nặng trung bình 7,9kg - 68,7cm đối với bé gái sinh đủ tháng. Con bạn thấp so với chuẩn cả cân nặng và chiều cao. Chê độ dinh dưỡng của trẻ độ tuổi này là ăn ngày 2 cử bột và uống 700ml sữa. Trong khẩu phần ăn của trẻ phải đảm bảo 4 nhóm thực phẩm đường, đạm, mỡ, khoáng chất và vitamin. Ngoài ra trẻ có thể ăn thêm nước trái cây, hoa quả, sữa chua. Bạn nên thay đổi thực đơn giúp trẻ tránh nhàm chán.Tăng cường bú mẹ nếu trẻ không thích bú bình. Mẹ ăn uống đầy đủ chất, không kiêng cữ. Thời gian trẻ bú mẹ trung bình 15 phút, con bạn bú chỉ 5 phút e rằng không đủ. Bạn nên để trẻ đói đòi bú hãy cho bú.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn Kim Hoàng!

Chủng ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm não do Hib được chỉ định cho trẻ >= 2 tháng tuổi. Vacxin ngừa bại liệt dạng uống kết hợp chích Quinvaxem tại các trạm y tế phường. Bại liệt này có tác dụng phụ gây đi ngoài nên con bạn có đi tiêu phân không tốt 2 lần/ngày. Tuy nhiên đây là tác dụng phụ nhẹ sẽ tự khỏi sau vài ngày, không cần can thiệp. Trẻ thường xuyên bị khô môi có thể do trẻ thường bị nghẹt mũi. Để tránh tình trạng này bạn nên giữ ấm trẻ ban đêm và giữ mũi thông thoáng, sạch sẽ, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý 0.9% giúp mũi được ấm, ẩm tốt hơn.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn Mỹ Lệ!

Con bạn 13 tháng cân nặng 9.8kg, cao 78cm là trẻ phát triển tốt, trẻ tăng trưởng trên kênh A.  Về mặt phát triển vận động con bạn cũng rất tốt, trẻ đã biết đi, mọc răng tốt. Về phần xét nghiệm máu trẻ có hồng cầu 4.770.000, Hemoglobin 13 g/dL, Hct 38.5% là trong giới hạn bình thường. Về mặt điện di đạm để tìm các bệnh lý thiếu máu bẩm sinh như Thalassemie thì con bạn vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Về xét nghiệm tìm nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt con bạn vẫn trong giới hạn bình thường. Bạn trông trẻ xanh nhưng có thể do nước da trẻ trắng nên cảm nhận không chính xác. Để giúp trẻ phát triển tốt hơn bạn nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, tăng cường chế độ ăn nhiều thịt đỏ, giàu sắt…

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn Kim Thoa!

Chủng ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm não do Hib được chỉ định cho trẻ >= 2 tháng tuổi. Nếu tại thời điểm 2 tháng trẻ không khỏe hoặc không đủ thuốc tiêm chủng có thể dời lịch chích sang hôm khác không sao. Trẻ sơ sinh thường có 2 thóp trước và thóp sau kích thước trung bình 3-5 cm ở trước và sau gáy. Có thể bạn nhìn thấy vết lõm đó là thóp sau chứ không phải trẻ nằm không đúng cách. Nếu trẻ nằm không đúng cách đầu trẻ sẽ bị méo lệch sang 1 bên. Do đó bạn đừng quá lo lắng, vết lõm này sẽ đóng khi con bạn đầy 1 năm. Bạn cần tăng cường cho trẻ tắm nắng và bú mẹ đầy đủ là được.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn Ái Nhân!

Thời gian bạn đi công tác 03 ngày thì không lâu. Bạn có thể duy trì sữa mẹ bằng cách vắt sữa ra bình cứ mỗi 3 giờ/ lần, để vào ngăn đông tủ lạnh khi về sẽ rã đông cho trẻ bú tiếp. Nếu bạn vắt sữa đúng kỹ thuật thì sẽ không mất sữa và trẻ bú mẹ được trở lại khi mẹ về.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn Quỳnh Oanh!

Trẻ bú mẹ hoàn toàn phân thường lỏng, sệt vàng, có bọt, có hột như hoa cà hoa cải, trẻ đi ngoài nhiều lần , đôi khi trẻ bú trên đi ở dưới, thường không đau bụng, trẻ ăn ngủ tốt, lên cân đều. Nếu trẻ có bú bình kèm theo phân đặc hơn, số lần đi ngoài ít hơn. Trẻ bị bón khi nhiều ngày không đi ngoài, phân khô cứng như phân dê, trẻ phải rặn khó khăn mới đi được. Trong thư bạn không cho biết con bạn bị như thế nhưng cân nặng trẻ như thế nào? Có tăng cân đủ 1kg mỗi tháng? Để khắc phục tình trạng khó đi ngoài của trẻ bạn cần tăng cường bú mẹ nhiều hơn, trong chế độ ăn của mẹ cần ăn những thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước và sữa ( 2000-3000ml/ngày) để đảm bảo đủ sữa cho trẻ bú. Bạn có thể cho trẻ bú 12-15 lần/ ngày nếu mẹ không đủ sữa. Nếu bạn vẫn muốn trẻ bú bình thì nên chọn các loại sữa giúp trẻ dễ đi ngoài, pha sữa đúng công thức qui định để đảm bảo trẻ hấp thu sữa tối ưu nhất. Ngoài ra bạn cần cho trẻ tăm nắng mỗi ngày 15-30 phút, massage bụng cho trẻ giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.  Một số trẻ có bệnh lý Hirsprung trẻ chậm đi ngoài. Nếu bạn đã thực hiện đúng như BS chỉ dẫn mà trẻ vẫn không đi ngoài bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi kiểm tra xem trẻ có bị bệnh lý này ?

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ