Bạn nên uống nhiều sữa “bà bầu”, ăn nhiều thịt bò, ăn cơm nhiều hơn, uống nước nhiều để có thêm sữa mẹ cho bé bú. Cữ nào cũng phải bú sữa mẹ thì sữa mẹ mới tiết nhiều. Nếu không đủ sữa mẹ, bạn có thể cho bú song song. Tốt nhất là cữ nào bạn cũng cho bé bú mẹ trước sau đó bú thêm sữa bột. Sau đó, vắt sữa mẹ còn lại trong vú ra để kích thích cữ sau tiết nhiều sữa hơn.
Thân mến.
Bệnh viện hiện tại có vắc-xin sởi. Bạn có thể cho bé chích ngừa ở Phòng khám trẻ dịch vụ. Hiện tại, đã có dịch vụ hẹn giờ khám dành cho trẻ em (bắt đầu thực hiện từ 4/8/2014), bạn có thể gọi tổng đài 19007234 để đăng ký ( điện thoại bàn 2.000đ/ phút; điện thoại di động 3.000đ/ phút ).
Thân mến.
Bạn nên uống nhiều nước (ít nhất 2 lít nước mỗi ngày), ăn thêm trái cây, nhiều rau hơn, uống nước ép trái cây, uống mỗi ngày 3 ly sữa “bà bầu”. Bạn xoa bụng theo chiều kim đồng hồ cho bé mỗi ngày trước khi cho bú, mỗi lần khoảng 20 cái, nhớ làm trơn tay bằng baby oil trước khi xoa bụng bé. Ngoài ra, bạn cần cho bé bú nhiều sữa hơn vì bú sữa ít thì đi cầu cũng ít.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Có nhiều nguyên nhân khiến bé ngủ ít. Thường gặp nhất là do bé bú không no. Phòng ngủ nóng nực, ngột ngạt, bị ướt tã thường xuyên hoặc hăm tã cũng làm bé không ngon giấc. Bạn có thể dùng khăn vải mùng cỡ lớn để quấn bé lại, đảm bảo nhiệt độ phòng khoảng 27-28 độ C, thoáng, đảm bảo bé bú đủ sữa.
Thân mến,
Bạn cần đưa bé đi khám bệnh khi bé bị sốt vì có rất nhiều nguyên nhân gây sốt, không thể đoán mò. Ở trẻ nhỏ hay có hiện tượng co mạch máu ở chân tay khi sốt nên tay chân lạnh nhưng dấu hiệu này cũng có thể gặp ở tình trạng sốc khi bệnh nặng. Tóm lại, khi bé có dấu hiệu bệnh thì nên đi khám bệnh ngay, các diễn đàn không thể thay thế bác sĩ được.
Thân mến.
Em bé của bạn phát triển cân nặng bình thường. Lượng sữa tối thiểu cho bé bú trong 24 giờ bằng cân nặng (tính bằng KG) nhân với 150 ml. Nếu sữa mẹ vắt ra thiếu thì bạn có thể pha chung sữa mẹ và sữa bột. Trước khi đi ngủ mẹ nên uống 1 ly sữa “bà bầu”. Ban đêm, nếu phải vắt sữa nhiều lần thì uống thêm 1 ly sữa nữa để có đủ sữa cho con. Bạn không nên cho bé ăn dặm sớm vì trước 6 tháng tuổi bé còn thiếu men tiêu hóa, dễ bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng dẫn đến giảm bú.
Thân mến.
Lịch tiêm dành cho trẻ có mẹ bị viêm gan siêu vi B ở Mỹ là 0-1-6 và nhắc lại tùy theo mức độ kháng thể định lượng lúc 9-18 tháng tuổi. Ở Việt Nam, lịch tiêm chủng của Bộ Y tế dành cho trẻ có mẹ bị viêm gan siêu vi B không khác với trẻ có mẹ bình thường và tổng cộng phải tiêm 4 mũi viêm gan B (Mũi đầu tiên tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, 3 mũi còn lại lúc 2-3-4 tháng tuổi) vì Việt Nam là vùng dịch tể viêm gan siêu vi B nên xem như bà mẹ nào cũng có nguy cơ bị viêm gan siêu vi B. Bạn nên cho bé xét nghiệm antiHBs và HBsAg lúc bé 9-18 tháng tuổi. Nếu antiHBs <10 UI (có nghĩa đáp ứng miễn dịch của bé chưa đạt) thì cho bé tiêm lại 3 mũi vắc-xin viêm gan siêu vi B.
Thân mến.
Bạn nên đưa bé đi tái khám ở bệnh viện có chuyên khoa Sản để được khám tổng quát và tiêm ngừa lao. Lịch tiêm chủng có trong sổ Sức khỏe trẻ em, bạn có thể tham khảo thêm. Sau mũi ngừa lao, bạn có thể tiêm ở bất kỳ cơ sở y tế nào có tiêm ngừa.
Thân mến.
Bé của bạn nếu không có những yếu tố đặc biệt như cha mẹ có tiền sử dị ứng, bé bị dị ứng đạm sữa bò, bị trào ngược dạ dày thực quản…thì có thể bổ sung bằng bất cứ sữa bột nào. Phát triển toàn diện phải dựa trên dinh dưỡng và giáo dục, nên bạn cần tìm thêm những tài liệu về dạy con chứ không phải chỉ chọn sữa.
Thân mến.
Bé của bạn có thể bị trào ngược dạ dày thực quản làm sữa và chất dịch trong dạ dày trào lên cổ gây khò khè. Bạn cần cho bé bú mẹ hoàn toàn (vì sữa mẹ mau tiêu, ít bị ứ đọng lâu trong dạ dày như sữa bột), vác đứng bé sau bú ít nhất 20 phút, đặt bé nằm ở tư thế vai và đầu cao (nửa nằm nửa ngồi). Nếu các biện pháp trên không hiệu quả thì bạn đưa bé đi khám bệnh để được kê toa thuốc phù hợp.
Thân mến.
Khi cho bé bú mẹ, bé cần ngậm sâu cả quầng vú nên đầu ti ngắn vẫn cho bú được. Bạn cần nhẹ nhàng dùng ngón tay tì lên cằm để mở miệng bé há lớn rồi mới đưa vú vào. Tư thế bế bé cần ôm sát bé vào người, lưng quay hẳn ra ngoài, bụng bé áp vào bụng mẹ thì bé mới dễ nuốt và bú được no. Nếu mới bú được vài cái đã ngủ thì bạn rút vú ra, đánh thức bé dậy rồi cho bú tiếp đến no. Bú sữa mẹ vắt ra không ảnh hưởng đến chất lượng sữa nhưng nếu mẹ không kiên nhẫn vắt hết sữa trong vú trong mỗi cữ bú và không vắt sữa đều đặn, để sữa ứ lại thường xuyên sẽ mau mất sữa.
Thân mến.
Bạn đã chăm sóc bé rất tốt, bé đã đạt được cân nặng cần thiết cho độ tuổi điều chỉnh của bé. Khi bé được ít nhất 4,5kg thì sẽ được tiêm ngừa mũi tổng hợp (5 trong 1 hoặc 6 trong 1), trong đó có mũi ngừa viêm gan siêu vi B. Bé rặn đỏ mặt, giật mình, rên è è khi ngủ là hiện tượng thường gặp của các bé nhũ nhi vì đây là kiểu ngủ ngắn không sâu của lứa tuổi này. Khi bé lớn hơn sẽ tự hết. Bạn cho bé uống mỗi ngày 400 UI vitamin D cho đến khi bé uống được 1000 mL sữa mỗi ngày, mẹ có thể uống thêm canxi theo liều bổ sung thông thường và bổ sung canxi qua sữa “bà bầu”(mỗi ngày 3 ly sữa “bà bầu”) và ăn nhiều thực phẩm giàu canxi (cá nhai luôn được xương, tép nhai luôn được cả vỏ, cua, đậu hủ, bông cải xanh….). Nhu cầu canxi của phụ nữ cho con bú rất cao vì phải bù lại lượng canxi đã cho thai nhi, đáp ứng nhu cầu bản thân và cung cấp cho con qua sữa mẹ nên bạn không lo việc thừa canxi nếu không uống quá liều bổ sung canxi thông thường.
Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé. Dùng dung dịch nước biển sâu dạng xịt để vệ sinh mũi và để cho thuốc tự chảy ra tốt hơn dùng dụng cụ hút mũi thường xuyên. Nếu trào ngược dạ dày thực quản nhẹ thì chỉ cần cho bú sữa mẹ hoàn toàn (vì sữa mẹ nhanh tiêu hơn, ít đọng lại ở dạ dày), vác đứng sau bú 30 phút và cho nằm ở tư thế vai đầu cao 300 là được rồi, không cần dùng thuốc. Nếu muốn dùng thuốc thì phải đi khám bệnh để được kê toa thuốc phù hợp.
Thân mến.