Có nhiều nguyên nhân khiến bé biếng ăn như thiếu chất (thiếu máu, thiếu vitamin D…), thức ăn chưa phù hợp, trời nóng nực khó chịu, bệnh….Bé thỉnh thoảng cũng sẽ có vài ngày biếng ăn sinh lý, bạn có thể cho bé uống sữa bù lại. Các loại siro ăn ngon giúp bổ sung các loại vitamin thiết yếu cho bé, bạn có thể cho bé dùng thử.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Em bé của bạn có chiều cao và cân nặng bình thường. Khi đi khám sức khỏe định kỳ, bạn nên hỏi nhân viên y tế cách đọc biểu đồ cân nặng và chiều cao của trẻ để có thể tự theo dõi sự phát triển của con mình. Phản xạ giật mình của bé sẽ hết khi bé lớn thêm vài tháng nữa. Bạn có thể dùng khăn mỏng quấn bé lại khi ngủ hoặc cho bé nằm nghiêng ôm gối ôm để bé ngủ ngon hơn.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé có thể thử chỉ bú hoàn toàn sữa mẹ xem có hết ọc sữa hay không vì một trong những nguyên nhân gây ọc sữa là dị ứng protein sữa bò (dị ứng sữa bột). Nếu vẫn không đỡ thì phải đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được kê thuốc mạnh hơn khi cần thiết. Nếu ọc sữa nhưng không ảnh hưởng đến việc lên cân của bé thì bạn có thể chờ đến khi bé lớn hơn sẽ tự hết.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ xem bé có bị bệnh gì hay thiếu chất gì làm bé chán bú không.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Có rất nhiều nguyên nhân làm bé khó ngủ như đang bị bệnh, thiếu chất, rối loạn tiêu hóa, dị ứng sữa, phòng ngủ nóng nực…Rất tiếc là tôi chỉ có thể chẩn đoán bệnh được khi thăm khám bé trực tiếp. Bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ có thể tư vấn phù hợp với tình trạng bệnh lý của bé.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Có một việc mà bạn rất nên làm và chắc chắn làm được là đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ xem bé có bị bệnh gì không hay chỉ do bạn chưa biết cách chăm sóc bé đúng cách.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bé hay nôn thì bạn chia nhỏ cữ sữa ra là đúng. Bên cạnh đó, bạn cần vác đứng bé lâu sau khi bú (ít nhất 30 phút) và cho bé nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi để chống trào ngược. Tôi thấy cân nặng của bé rất tốt nên có thể không cần phải đổi sữa. Nếu tình trạng nôn của bé không đỡ với cách chăm sóc tôi đã hướng dẫn ở trên thì nên đưa bé đi khám chuyên khoa tiêu hóa.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn mỗi ngày phải bú ít nhất là 1.125 ml sữa. Bé hiện bú không đủ sữa nên không lên cân. Bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa tiêu hóa. Khi bác sĩ cho thuốc uống mà không cải thiện thì phải tái khám đê bác sĩ tìm thêm nguyên nhân và điều chỉnh thuốc, không nên tiếp tục uống thuốc cũ.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Em bé của bạn có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, bạn có thể đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để tìm xem nguyên nhân biếng bú là gì. Qua thăm khám trực tiếp, bác sĩ mới xác định được bé có thiếu chất gì cần bổ sung hay đang bị bệnh gì. Bạn nên uống nhiều sữa “bà bầu”, ăn nhiều thịt bò, ăn cơm nhiều hơn, uống nước nhiều để tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn không cho biết bé của bạn lúc sinh nặng bao nhiêu ký, con trai hay con gái nên tôi khó trả lời chính xác. Bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa tiêu hóa để xem bé có vấn đề gì về tiêu hóa hay không.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu viêm tai giữa mà không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thủng màng nhĩ dẫn đến điếc hay nặng hơn là viêm màng não. Khi cần thiết thì bất cứ tuổi nào cũng phải uống thuốc, chích thuốc. Bác sĩ nhi khoa biết cách lựa chọn thuốc và liều thuốc phù hợp cho bé.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé còn nhỏ nên các khớp xương còn lỏng lẻo, dễ nghe tiếng lắc rắc như vậy. Muốn biết bé có bệnh gì về xương khớp không thì phải khám trực tiếp mới kết luận được.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ