Bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân vàng da của con bạn.
Thân mến.
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Nếu buổi tối bé không có nhu cầu bú thì bạn cứ để bé ngủ, không nhất thiết phải đánh thức bé dậy. Nếu bé ngủ 1 giấc dài thì bé sẽ bú bù vào cữ sau.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Các thuốc của bạn dùng điều trị dọa sinh non và hiệu quả khoảng 60 -70%, Betene giúp thai nhi trưởng thành phổi. (lỡ sinh non con nuôi được)
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi chụp hình trên siêu âm 4 chiều các vệt đen là do bóng của các phần khác trên mặt cắt để lại (giống như khi bạn chụp hình mà đứng dưới bóng cây dưới trời nắng thôi), nếu mô tả bình thường thì bạn cứ yên tâm.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Ngày tháng năm sinh chỉ thay đổi kết quả khi tuổi chênh lệch trên 5 tuổi. Như vậy bạn nên làm các xét nghiệm như chọc ối và không cần làm lại triple test. Bạn có quyền chọc ối hay không, nên lựa chọn sáng suốt bạn ạ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bé chán ăn có thể do một bệnh nào đó hay do mê chơi, do bị ép ăn nên sợ ăn... Hiện tại bé 13 tháng, bé vẫn nên ăn cháo. Ngày 3-4 cữ cháo, mỗi cữ 1 chén là được rồi. Cữ phụ ăn trái cây và sữa. Bé 11kg là đủ, đừng ép ăn quá bé sẽ đâm ra sợ ăn.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Kim hạnh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Ngày 10/4/2015 chị nên cho bé chích mũi BCG. Sau đó tiếp tục chích lại viêm gan B, 5 trong 1 và Rotarix sau mũi BCG 1 tháng.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Kim hạnh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé bú sữa mẹ hoàn toàn dễ bị còi xương do thiếu vitamin D, thiếu canxi nếu chế độ ăn của mẹ không đủ canxi và vitamin D. Vì vậy, bé cần phải uống mỗi ngày 400 UI vitamin D để đề phòng còi xương. Mẹ cần phải uống ít nhất mỗi ngày 2 ly sữa dành cho phụ nữ có thai và cho con bú hoặc 1 lít sữa tươi. Để biết bé có bị thiếu canxi không thì cần phải khám bé trực tiếp và xét nghiệm máu. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé có thể bị tiêu chảy cấp. Chị nên đưa bé đi khám ở các bệnh viện hoặc phòng khám nhi nhé. Mục đích của diễn đàn là để tư vấn những chăm sóc thông thường, không phải là phòng mạch online nên nếu bé có biểu hiện bệnh thì bạn nên đưa bé đi khám sớm, không chờ chúng tôi trả lời trên diễn đàn.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Kim hạnh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé 3 tháng được 10 kg là tăng cân quá nhanh, bằng cân nặng của trẻ 1 tuổi. Bé cân nặng lúc sanh lớn có thể do bệnh của mẹ (tiểu đường...) hay tiền căn sanh con nặng cân. Thường sau 3 tháng tốc độ tăng cân sẽ chậm lại. Nếu cứ tiếp tục tăng cân như những tháng qua bé sẽ dư cân, béo phì và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp sau này. Bé cần khám định kì ở bác sĩ dinh dưỡng.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Kim hạnh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé đã đủ kí, đủ chiều cao, không suy dinh dưỡng. Các triệu chứng chị kể có thế bé bị thiếu vitamin D. Chị có thể cho uống bổ sung vitamin D 400 UI mỗi ngày (liều phòng ngừa thiếu vitamin D). Để chẩn đoán chính xác có thiếu vitamin D hay không, cần phải làm xét nghiệm máu.
Thân mến.
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Thật ra, các loại bột chế biến sẵn trên thị trường dành cho bé cũng có thành phần từ gạo, gạo lứt, bột đậu… như vậy thôi. Khi bắt đầu tập ăn dặm, chị nên cho bé ăn bột loãng, ngọt, 1 bữa rồi đến 2 bữa/ ngày, vẫn bú mẹ bình thường. Sau đó chuyển sang ăn bột mặn, đầy đủ các nhóm tinh bột, đạm, dầu ăn, vitamin và chất xơ. Ngày 3 bữa bột mặn và 2 bữa phụ. Bữa phụ có thể là các loại trái cây xay nhuyễn, phô mai, sữa chua. Vẫn tiếp tục cho bú mẹ bất cứ khi nào bé muốn. Khoảng 9 tháng bắt đầu chuyển dần sang cho bé ăn cháo. Khi nêm nếm, nên nêm nhạt, cho thật ít muối hoặc có thể không cho muối nếu các thành phần trong chén bột đã có vị.
Thân mến.
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ