Bệnh thủy đậu được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng nên việc bạn có thể làm hiện tại là theo dõi em bé. Nếu bé có nổi mụn nước thì đi khám bệnh ngay. Lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh thủy đậu, kể cả tuổi sơ sinh nên bạn đừng chủ quan. Bạn cách ly với bé là rất đúng và nhớ phải rửa tay sạch bằng xà phòng tiệt khuẩn trước khi vắt sữa cho bé.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé có vẻ bú chưa đủ sữa nên đi cầu ít. Bé bú mẹ rất dễ thiếu chất nếu chế độ ăn của mẹ không đầy đủ và cân đối. Bạn nên đưa bé đi khám để được đánh giá toàn diện và tư vấn về dinh dưỡng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn không được bú sữa mẹ nên tiêu hóa và hấp thu không tốt. Bé lên cân chậm. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để được đánh giá toàn diện và tư vấn dinh dưỡng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Các tác dụng không mong muốn thường gặp của vắc-xin não mô cầu là đỏ, đau, sưng nơi tiêm, sốt, sốc phản vệ, tôi chưa đọc được tài liệu nào ghi nhận teo cơ sau tiêm chủng vắc-xin này. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên đưa bé đến bệnh viện Nhi Đồng khám để không phải phập phồng lo lắng nữa.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Đây là dấu hiệu bình thường chứng tỏ mũi lao đã tiêm có hiệu quả, không cần phải lo lắng bạn ạ.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Một số bé có thể mưng mủ sau tiêm ngừa lao chậm hơn. Nếu đến 6 tháng vẫn không có dấu hiệu gì, chị hãy đưa bé trở lại bệnh viện để tiêm ngừa lại. Nếu mẹ không có hộ khẩu thành phố thì bé sẽ không có sổ khám sức khỏe của Sở y tế TPHCM.Khi nào bé đến tháng thứ 2, chị bế bé đi tiêm ngừa thì sẽ mua sổ sức khỏe, trong đó có lịch tiêm chủng. Chị có thể chọn bất kỳ cơ sở tiêm ngừa nào để tiêm ngừa cho bé, vì thuốc ngừa trong chương trình tiêm chủng mở rộng là như nhau trên toàn quốc.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Một số loại sữa bò khiến phân bé khô, khó đi tiêu nên bé phải rặn nhiều để tống phân. Chị nên học cách mát xa bụng để giúp bé dễ đi tiêu hơn nhé.
Thân mến.
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của chị có thể đã bị viêm ruột. Dù chị đang ở đâu thì nơi đó cũng có hệ thống y tế phục vụ. Chị nên đưa bé đi khám nhé.
Thân mến.
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé trong độ tuổi này thường có cử động vặn vẹo và phản xạ giật mình. Khi lớn hơn sẽ tự hết. Tuy nhiên, bé của bạn lên cân ít quá, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Theo lời chị mô tả thì phân bé vẫn bình thường, không bị tiêu chảy. Chị không nên so sánh phân với những bé khác vì mỗi bé được bú các loại sữa khác nhau. Bé bú mẹ sẽ tiêu nhiều lần hơn, phân lỏng hơn so với bé bú sữa bò.
Chị cứ đưa bé đến khám sàng lọc trước tiêm ngừa. Nếu bác sĩ nhận thấy sức khỏe bé đủ tiêu chuẩn sẽ cho bé uống ngừa tiêu chảy. Thông thường, sau khi tiêm ngừa 5 trong 1, chị sẽ được dặn dò mang bé trở lại uống ngừa tiêu chảy sau 1 tuần.
Thân mến,
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Chị nên đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán bệnh nhé.
Thân mến.
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ
Cân nặng theo tuổi của con chị như vậy là bình thường.
Vàng da không được điều trị bằng phơi nắng. Phơi nắng mục đích giúp chống còi xương ở trẻ. Sáng sớm khi vừa bắt đầu có nắng, chị có thể cho bé phơi bất kỳ phần nào của cơ thể như tay, chân hoặc lưng đều được, trong khoảng thời gian khoảng 15 phút – 30 phút.
Sữa và canxi có thể uống gần nhau. Uống canxi có thể gây táo bón. Chị không nên lạm dụng thuốc bơm hậu môn vì sẽ tạo thói quen nếu không bơm thì không đi tiêu.
Sữa mẹ tốt hơn rất nhiều so với sữa bò, đó là lý do vì sao trẻ dưới 6 tháng nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sữa mẹ cũng giúp trẻ đi tiêu dễ hơn.
Bé bị rôm sảy do da nhiều mồ hôi, không khô thoáng. Chị nên mặc quần áo thoáng mát, không quấn khăn thêm cho bé, lau sạch mồ hôi cho bé. Chị nên gặp bác sĩ để kê toa điều trị hăm da cho bé để tránh nhiễm trùng.
Bé độ tuổi này có hẹp da qui đầu sinh lý, không cần điều trị. Chị nên năng vệ sinh các chất bẩn để tránh nhiễm trùng cho bé. Chị có thể đưa trẻ đi xét nghiệm nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng tiểu nhé.
Thân mến.
Ths.Bs Trần Hà Phương Tâm
Khoa sơ sinh - BV Từ Dũ