10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
Chào bạn,

Bạn nên cho bé đi tái khám. 

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn không nên cho bé ngậm ti giả. Mút tay là phản xạ tự nhiên của bé, khi bé mút tay có nghĩa là bé đang khát nước, đang buồn ngủ, đang ”cô đơn”…Bạn đáp ứng nhu cầu của bé thì bé sẽ quên mút tay, ví dụ cho uống nước, dỗ ngủ, chơi với bé….. Bé 3 tháng biết lật là tốt. Bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để tìm nguyên nhân lười bú và điều trị phù hợp. 

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bé bú sữa mẹ có thể không đi cầu mỗi ngày, nếu phân không khô cứng thì không phải là bón. Bé chậm đi cầu nên bạn không nên cho bé bú Similac. Bé có cân nặng rất tốt nên bạn không cần phải ép bé bú. Nên để bé đói rồi mới cho bú, khoảng 3 giờ một lần.

Nếu bé run tay chân mà hết run khi nắm giữ lại thì không sao. Khi bé lớn hơn sẽ hết. Phản xạ giật mình cũng vậy, sẽ tự hết khi lớn hơn.

Để bé ngủ ban ngày, khi cho bé bú xong bạn kéo hết màn cửa cho phòng tối lại, mở máy lạnh cho nhiệt độ mát mẻ, giữ phòng yên tĩnh. Ban ngày có thể bé chỉ ngủ những giấc ngắn, buổi tối ngủ nhiều là ổn.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn có thể cho bé tiêm ngừa phế cầu. Ngoài ra, bạn có thể cho bé tiêm ngừa cúm khi bé trên 6 tháng tuổi. Khi bé được 9 tháng tuổi, bạn cho bé tiêm ngừa sởi. Bạn có thể tham khảo lịch tiêm chủng cho bé ở trang web của Viện Pasteur TPHCM. Chiều cao và cân nặng của bé bình thường. Nếu cao thêm 1 cm nữa thì cân đối hơn.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Để phòng tránh rôm sảy, bạn cần cho bé mặc áo vải cotton thoáng mát, hút mồ hôi. Phòng ngủ của bé có nhiệt độ phù hợp (26-28 độ C), thoáng mát. Không được nằm than, hơ than. Nếu rôm sảy không có mụn mủ thì bạn có thể dùng các loại sữa tắm trị rôm sảy để tắm cho bé và dùng Milian để bôi vào da ngày 3 lần. Nếu có mụn mủ thì phải đưa bé đi khám bệnh.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

07tháng 12
Chào bạn,

Bé đi tiểu rùng mình có thể là một phản xạ tự nhiên, giống như một số bé khi muốn đi tiêu thì nấc cục. Tuy nhiên, có thể do một khó chịu nào đó khi đi tiểu. Nếu bé là bé trai thì bạn xem thử tia nước tiểu đầu dòng có bị nhỏ giọt, bé có phải rặn tiểu hay không. Nếu có thì có thể bé bị hẹp bao quy đầu, nên đưa bé đi khám chuyên khoa ngoại. Bạn cũng nên hứng nước tiểu và xem nước tiểu có bị đục không. Nếu có thì có thể bị nhiễm trùng tiểu, cần phải xét nghiệm nước tiểu và điều trị. Bạn không nên cho bé đi xe tập đi vì bé không tập được khả năng tự giữ thăng bằng, tự bước với xe này. Ngoài ra, nếu không trông chừng thì bé có nguy cơ bị té do lật xe, do xe chạy xuống cầu thang…

Bạn cho bé ăn dặm theo những nguyên tắc như sau: dưới 12 tháng tuổi, sữa vẫn là thức ăn chính. Ăn dặm là để bé làm quen với thức ăn đặc, với đa dạng thức ăn, học ăn bằng muỗng, học nhai, học bốc, học cầm muỗng, không nhầm mục đích ăn cho thật nhiều. Bé ăn bao nhiêu cũng được, không ép. Sau khi ăn thì cho bú hoặc uống sữa nếu thấy ăn chưa no. Tập cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ những thực phẩm không có nguy cơ dị ứng (thịt heo, cá đồng) đến thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng (trứng, thịt gà), thực phẩm nguy cơ dị ứng cao (thịt bò, hải sản…) sau 9 tháng tuổi. Mỗi loại thức ăn mới ăn liên tục và đơn thuần trong 3 ngày liên tiếp để dễ phát hiện dị ứng. Từ 6 đến 9 tháng tuổi ăn mỗi ngày 2 cữ, từ 9 tháng tuổi trở đi ăn mỗi ngày 3 cữ. Bạn nên tập cho bé đa dạng thực phẩm, đặc biệt là rau củ, trái cây. Không cho bé ăn đường, muối, hạn chế các món ngọt.

Bạn có thể uốn tóc, trang điểm…Mẹ đẹp và vui vẻ thì bé cũng vui vẻ và tươi tắn. Chỉ cần bạn lưu ý không dùng các chất kích thích (rượu, bia, cà phê….), chất có mùi vị nặng (càri, nhiều hành tỏi…), chỉ uống thuốc theo toa bác sĩ để không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

07tháng 12
Chào bạn,

Tình trạng của con bạn sẽ hết khi lớn hơn. Bạn nên cho bé phơi nắng sáng và uống mỗi ngày 400 UI vitamin D.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để xác định nguyên nhân biếng bú và điều trị phù hợp.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn có thể cho bé tiêm thêm vắc-xin cúm. Khi bé được 9 tháng tuổi thì tiêm ngừa Sởi. Bạn có thể tham khảo lịch tiêm ngừa trong trang web của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh hoặc của bệnh viện Nhi Đồng.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bé của bạn sẽ tiêm ngừa tiếp tục theo lịch tiêm bình thường của Bộ Y tế. Vì vậy, bé sẽ bắt đầu tiêm lúc 2 tháng tuổi. Nếu bé chưa tiêm ngừa lao thì bạn cho bé tiêm lúc 1 tháng tuổi. Khi bé được 9-12 tháng tuổi thì thử máu để xem bé có bị lây nhiễm viêm gan không và có đủ kháng thể chưa. Bé có thể chích ngừa ở Trà Vinh.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bé cần lên cân ít nhất 30g mỗi ngày. Như vậy, bé của bạn lên cân hơi thiếu. Bạn nên cho bé uống thêm 400 UI vitamin D mỗi ngày. Mắt bé có thể bị tắc tuyến lệ, bạn nên day góc mắt gần sống mũi của bé, sau đó nhỏ nước muối sinh lý. Mỗi ngày làm 6-10 lần. Nếu 1 tháng tuổi không hết thì đi khám chuyên khoa mắt. Động tác vặn mình của bé sẽ hết khi lớn hơn. Bạn có thể cho bé khám ở Phòng khám trẻ em dịch vụ ở 227 Cống Quỳnh. Bạn nên đăng ký dịch vụ khám hẹn giờ qua tổng đài 19007234 để tránh việc khi đến khám đã hết số và không phải chờ đợi lâu. 

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn nên đưa bé đi khám bệnh.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ