Bệnh lý vàng da của trẻ sơ sinh đã được điều trị chiếu đèn thì không ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại. Em bé non tháng nên đường tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, vì thế, dung nạp sữa chậm và dễ bị viêm ruột. Chúng tôi đang điều trị cho bé theo phác đồ điều trị. Bạn nên vắt sữa đều đặn mỗi 3 giờ để duy trì nguồn sữa mẹ và gửi sữa cho bé để tập cho bé tiêu hóa sữa. Trẻ non tháng cơ địa rất yếu ớt nên không thể hồi phục nhanh như chúng ta mong muốn. Chúng tôi luôn cố gắng hết sức để bé mau được ra viện.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bé vẫn lên cân đều mỗi tháng ít nhất 600g là bú đủ. Nếu ban ngày bé bú ít thì bạn có thể pha thêm 1-2 muỗng sữa công thức vào trong bình sữa mẹ.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể cho bé tiêm ngừa sởi từ 9 tháng tuổi trở đi. Mũi Sởi-quai bị- rubella đến 12 tháng tuổi mới bắt đầu tiêm được. Tốt hơn hết là bạn nên cho bé tiêm mũi sởi đơn lúc 9 tháng tuổi, đến 15-18 tháng tuổi thì tiêm mũi sởi-quai bị-rubella. Con bạn chưa suy dinh dưỡng nhưng cân nặng ở mức trung bình kém.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé bị bệnh nhiễm trùng sẽ làm cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, khiến kém tăng cân.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Sau khi cho bé bú, bạn cần vác đứng 30 phút mới đặt bé nằm xuống. Bạn nên cho bé nằm trên gối chống trào ngược (mua ở BV Nhi đồng 1). Ợ hơi là do bé nuốt hơi nhiều, không phải do bé bú no. Ban ngày bé ngủ ít có thể do nhiệt độ phòng nóng hoặc ồn nên ngủ không ngon giấc.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên xem biểu đồ tăng trưởng trong sổ sức khỏe của bé để tự theo dõi được sự phát triển của con mình hàng tháng. Hiện tại, cân nặng và chiều cao của bé bình thường nhưng cân nặng phát triển kém hơn chiều cao.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Mỗi ngày bạn nên cho bé uống 400 UI vitamin D (D2 hoặc D3 đều được). Không nhất thiết phải ra chỗ có nắng để phơi, chỉ cần bạn cho bé ra chỗ nào sáng sủa nhất cũng vẫn tốt hơn là ở trong nhà.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên quan sát bé nhiều hơn để nhận biết các dấu hiệu buồn ngủ của bé và dỗ bé ngủ kịp thời, không nên để bé khóc nhiều như vậy. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ làm cho tính nết của bé hay giận dữ.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé bú sữa mẹ hoàn toàn có thể đi phân lỏng và có hạt (hoa cà hoa cải). Nếu bé vẫn bú bình thường, phân không đàm máu, không nôn ói, không sốt thì không sao. Nếu bé ho nhiều hơn thì bạn đưa bé đi khám bệnh mới chẩn đoán chính xác được.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn không nên ép bé uống sữa quá nhiều. Mỗi ngày bé ăn 3 cữ cháo và uống khoảng 600-800 mL sữa là được rồi. Bạn nên tăng lượng rau/củ trong chén cháo của bé, cho bé uống thêm nước trái cây như cam, bưởi (xay luôn cả tép cam, bưởi), ăn thêm chuối, đu đủ chín, uống nhiều nước hơn. Pha sữa bị đóng cục có khi do bạn dùng nhiệt độ quá nóng. Nhiệt độ pha sữa phù hợp là 70 độ C. Bạn nấu nước sôi lên rồi để nguội đến nhiệt độ phù hợp (không sôi quá 30 phút) rồi pha sữa.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh mũi để rửa mũi cho bé hàng ngày. Nếu bé vẫn bú bình thường, không chảy nước mũi, không ho, không sốt thì không làm gì thêm, khi bé lớn hơn sẽ hết hiện tượng này.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ