Chào bạn,
Bạn cần xem lại bé ngậm núm vú mẹ có ngậm hết quầng vú chưa. Nếu bé chỉ ngậm đầu núm vú thì sẽ bú hơi nhiều nên no hơi chứ không no sữa. Bạn cũng không nên cho bé ngậm ti ngủ. Khi bé đang bú mà ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để bú thật no. Bạn cũng cần xem lại cách bế bé có đúng cách chưa: lưng quay ra ngoài, áp sát bụng bé vào người mẹ để bé nuốt dễ dàng. Nếu bế bé nằm ngửa rồi vặn đầu bé sang một bên sẽ làm bé khó nuốt nên bú rất mệt mà không no. Sau bú nên vác đứng bé 20 phút để bé ợ hơi và sữa mau xuống ruột, giảm triệu chứng ọc sữa.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Trong sổ Sức khỏe trẻ em của bé có lịch tiêm chủng. Bạn cũng có thể xem lịch tiêm chủng trẻ em trên các trang web của Viện Pasteur TPHCM hoặc gọi vào tổng đài 19007234 để được tư vấn cụ thể. Bạn có thể cho bé tiêm ở Trạm y tế phường/xã hoặc Trung tâm y tế dự phòng, Viện Pasteurs, hoặc các bệnh viện có dịch vụ tiêm chủng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn nên massage bụng cho bé nhiều lần trong ngày trước khi bú và cho bú sữa mẹ hoàn toàn kể cả ban đêm.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Vết tiêm nếu không sưng ngày càng to, đỏ, đau hoặc kèm sốt thì không cần đi khám, chỉ cần giữ sạch và theo dõi. Nếu sau 1 tuần không khỏi thì nên đi kiểm tra. Cân nặng của 2 bé đều vượt mức bình thường. Bạn cho con bú nhiều quá nên bị trớ. Mỗi ngày, bé chỉ cần bú lượng sữa bằng với cân nặng nhân với 150. Ví dụ, bé nặng 7kg thì lượng sữa uống mỗi ngày là 1,050L. Bạn nên giảm bớt lượng sữa bằng cách giảm số cữ bú xuống. Ngoài ra, bạn cần học cách theo dõi cân nặng của con bằng biểu đồ tăng trưởng cân nặng và chiều cao theo tuổi (có trong sổ Sức khỏe trẻ em) để có thể tự theo dõi việc phát triển của con hàng tháng. Nếu cân nặng và chiều cao trong vùng kênh A là bình thường. Bạn cũng có thể đến Trạm y tế để hỏi nhân viên y tế cách sử dụng biểu đồ này.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn so sánh cân nặng và chiều cao của bé với biểu đồ phát triển cân nặng và chiều cao theo tuổi trong sổ sức khỏe trẻ em để biết con mình có bình thường hay không. Nếu không biết cách đọc thì đưa bé ra Trạm y tế phường/xã để được hướng dẫn. Bạn nên biết cách tự đọc biểu đồ để có thể theo dõi con đến 5 tuổi. Bạn nên cho bé uống thêm nước trái cây, ăn thêm chuối, đu đủ. Phân cứng và khô mới là táo bón.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Nếu bé trên 1 tháng tuổi mà còn vàng da là bất thường, bạn nên đưa bé đi khám bệnh.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bé lên cân rất tốt. Bạn không nên ép bé nhưng cũng không nên để bé đói quá 3 giờ vào ban ngày mà không cho bú. Trước khi cho bú thì nên trò chuyện, đùa vui với bé một chút, không nên căng thẳng khi cho bé bú. Bạn nên trò chuyện với bé nhiều hơn và chơi những trò chơi rèn luyện thị giác nhiều hơn. Nếu tháng sau vẫn chưa tiến bộ thì đi khám bác sĩ tâm lý.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn nên đưa bé đi khám mắt.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn nên ăn ít những thức ăn sinh hơi nhiều như bắp cải, bắp, khoai tây, đậu, táo, lê.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn nên massage bụng cho bé nhiều lần trong ngày trước khi cho bú. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, uống nước trái cây. Nếu phân khô cứng mới gọi là táo bón.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn nên xem bài “Tập bé sơ sinh ngủ ngoan” trên trang web của bệnh viện để tham khảo cách dỗ bé ngủ. Bạn có thể cho bé nằm nghiêng ôm gối ôm để bé đỡ giật mình. Lưu ý giữ phòng ngủ yên tĩnh. Phản xạ giật mình này đến 3-4 tháng tuổi mới hết.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bé của bạn phát triển cân nặng và chiều cao tốt nên hệ tiêu hóa bình thường. Bạn không cần phải cho bé uống sirô ho liên tục như vậy. Lâu lâu bé sặc nước miếng ho vài cái thì không có gì đáng lo. Bạn nên xem lại bé có tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng hô hấp không như phấn rôm, khói nhang, khói thuốc lá, lông chó/mèo/chim, thú nhồi bông, bụi….Nếu có thì loại bỏ các yếu tố này.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ