Chào bạn,
Bạn nên đưa bé đi khám để chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh
Chào bạn,
Bạn nên đưa bé đi khám để chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh
Chào bạn,
Rốn bị chảy nước kéo dài là có dấu hiệu bất thường. Bạn nên đưa bé đi khám bệnh để có thể chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh
Chào chị Dung,
Con chị ở lứa tuổi này cần được bế ngồi, chị củng có thể cho bé ngồi chống tay với sự hỗ trợ phía sau ( tránh ngã vì cháu chưa ngồi vững). Chưa cần thiết với tập đứng vì sẻ tăng áp lực lên chân của bé có thể làm tăng tình trạng cong chân sinh lý đặc biệt trẻ nặng cân son với tuổi.
Thân mến,
BS. Lê Thị Hiền Nhi
Khoa Phục hồi chức năng
Chào chị Ánh Tuyết,
Hội chứng rung lắc thường xẩy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt ở trẻ 0 – 6 tháng có thể gây tổn thương não. Nguyên nhân thường do trẻ bị rung lắc với cường độ mạnh, chưa có nghiên cứu nào đưa ra rằng nếu ru trẻ nhẹ nhàng sẽ gây ra hội chứng rung lắc. Tuy nhiên ru trẻ nhiều sẻ tao thói quen khi dỗ trẻ vào giấc ngủ. Trẻ vặn mình nhiều thì chị nên phơi nắng buổi sáng cho trẻ.
Thân mến
BS. Lê Thị Hiền Nhi
Khoa Phục hồi chức năng
Em Nguyên thân mến,
Con em cân nặng như trên là suy dinh dưỡng, hiện tại con em cần phải được bác sĩ nhi khoa, kết hợp với bác sĩ dinh dưỡng điều trị giai đoạn sớm sẽ dễ phục hồi hơn. Trẻ em dưới 2 tuổi thường thiếu đa vi chất như: thiếu sắt, thiếu kẽm, thiều Canxi, Vitamin D các Bs chuyên khoa nhi đều rất giỏi trong lĩnh vực này. Bác sĩ chuyên dinh dưỡng sẽ thiết kế bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng hợp lý phù hợp từng giai đoạn phát triển của trẻ. Em nên hẹn giờ để Bs khoa dinh dưỡng khám trực tiếp con em là tốt nhất. Để phục hồi dinh dưỡng nhanh con em cần dùng các loại sữa cao năng lượng nhiều chất dinh dưỡng, có chế độ chăm sóc đặc biệt riêng và tư vấn trực tiếp, bé thích ăn cơm em vẫn có thể cho ăn để bé vui vẻ nhưng cháu sẽ không ăn nhiều, nếu ăn cơm phải kèm thịt cá rau, quả, dầu ăn thì mới đủ dinh dưỡng.
Chúc em thành công nuôi con khỏe dạy con ngoan.
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh dưỡng tiết chế
Em Linh thân mến.
Con em 8 tháng cân nặng như trên là đạt chuẩn, em có thể tăng thêm sữa cho mỗi cử bú khoảng 180ml/lần ngày khoảng 3 – 4 lần. Em nên cho ăn thêm Yaourt và trái cây, bổ sung thêm rau xanh, dầu ăn vào chén cháo là hợp lý.
Chúc em thành công nuôi con khỏe dạy con ngoan
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh dưỡng tiết chế
Em Trinh thân mến,
Con em 12 tháng nặng 9 kg nếu cân nặng lúc sanh 3 kg là đủ chuẩn, bé khi bệnh viêm họng hay viêm phổi, sốt, tiêu chảy... đều biếng ăn và sụt cân, nếu em còn sữa mẹ thì nên tiếp tục duy trì và nên cho trẻ ăn dặm thêm các loại thức ăn: thịt cá trứng sữa.. rau xanh, trái cây...
Nếu trẻ hơn 1 tuổi thì dùng thêm sữa công thức dành cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi, các loại sữa này các công thức gần giống nhau, các nhà sản xuất sữa cũng cố gắng làm sao sản xuất các sản phẩm của công ty mình càng gần giống sữa mẹ càng tốt.
Em Trinh thân mến nguồn nước máy hiện nay là an toàn dùng trong sinh hoạt và ăn uống, để an toàn nước uống chúng ta nên nấu sôi và đểnguội và uống là tốt nhất, nước nấu sôi em để dự trữ trong bình giữ nhiệt và pha sữa khoảng nhiệt độ 40 độ C đến 50 độ C là tốt nhất, vì thế em cũng không cần dùng nước hay nước tinh khiết.
Sau 1 tuổi nên tập cho trẻ ăn Yaourt mỗi ngày để tăng cường miễn dịch hệ tiêu hóa cho trẻ dự phòng tiêu chảy, chàm, kích thích tiêu hóavà hấp thu thức ăn, trong sũa và yaourt có đầy đủ dưỡng chất cho trẻ phát triển vừa rẻ tiền vừa tốt, hiện tại có nhiều công trình nghiên cứu các nước đã chứng minh lợi ích sữa mẹ sữa công thức khi thay thế sữa mẹ mà chưa có công trình nghiên cứu yến sào.
Chúc em thành công nuôi con khỏe dạy con ngoan
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh dưỡng tiết chế
Em Kim Diệu thân mền,
Hiện tại tính từ lúc sinh con em đã tăng gần gấp 3 lần và có đủ số răng sữa như vậy là không suy dinh dưỡng em yên tâm, trẻ em thường ăn uống không dễ dàng, khi thay đổi từ chế độ ăn ngọt sang mặn, từ loãng sang đặc dần bé phải tập từ từ nên người mẹ phải kiêng nhẫn cần phải có thời gian, giai đoạn này nếu trẻ không chấp nhận thức ăn thì sẽ nôn ngay, trễ hơn sẽ dễ tiêu chảy và giai đoạn này trẻ thường bị viêm hô hấp và một số bệnh nhiễm trùng khác. Khi trẻ bênh thì trẻ không vui, ruột cũng không khỏe nên việc hấp thu thức ăn cũng kém. Vì thế có những ngày trẻ ăn uống được nhiều có ngày ăn uống giảm nên mẹ phải có kế hoạch chăm sóc riêng phù hợp từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Chúc em thành công nuôi con khỏe dạy con ngoan
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh dưỡng tiết chế
Em Chi thân mến,
Em bé 8 tháng tuổi mỗi lần bú từ 180ml- 200ml sữa, mỗi ngày bú khoảng 3-4 lần, ăn mỗi ngày 2 lần – 3 lần bột đặc, hoặc cháo nhuyễn, mỗi lần 120ml-150ml bột hoặc cháo, trong chén bột ăn dặm phải có thịt hoặc cá, rau, thêm dầu ăn để tăng dậm độ năng lượng, khi trẻ có răng thì bé rất nhai, nên khi ăn chúng ta tập cho bé nhai từ thức ăn mềm và tăng dần độ chắc để bé luyện nướu hoạt động các cơ nhai, em yên tâm do bản năng sinh tồn thì khi trẻ lớn thì bé sẽ quen dần thức ăn mới và thích khám phá và không còn thích chén cháo loãng như những ngày đầu mới tập ăn.Nếu theo dõi trong tháng bé không lên cân hoăc tăng chậm thì nên tư vấn để điều chỉnh chế độ ăn để phòng suy dinh dưỡng.
Chúc em thành công nuôi con khỏe dạy con ngoan.
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh dưỡng tiết chế
Em Vân thân mến,
Con em đã tăng cân như trên là đủ và tốt rồi, em yên tâm, trẻ sơ sinh thường bú 7-8 lần/ ngày và cũng đi phân lỏng 3- 4 lần/ ngày là bình thường, Nếu người mẹ ăn nhiều cơm, khoai, trái cây ngọt thì chế độ ăn sẽ dư đường thì em bé bú mẹ sẽ đi tiêu phân có vị chua và bọt dân gian gọi tiêu phân sống vì lượng đường trong sữa mẹ không hấp thu hết thải theo phân, vậy mẹ điều chỉnh chế độ ăn cân đồi và hợp lý, 6 tháng đầu sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, em chỉ cần tăng số lần bú là con em đủ nhu cầu mà không cần phải bú dặm thêm sữa công thức.Mời em đến phòng khám tư vấn dinh dưỡng bênh viện Từ Dũ khu M để tư vấn thêm.
Hăm hậu môn thường xảy ra ở trẻ em nhất là ngày nay các bà mẹ hay quấn tả dày kín cho bé, em thay tả giấy bằng tả vải mỏng thoát mát sau khi bé đi tiểu hoặc đi cầu thay ngay, giữ gìn khô ráo thoáng mát vùng hậu môn tình trạng hăm sẽ cải thiện ngay.khi bé xì hơi, hay đi tiêu thì ruột sẽ tăng nhu động bé sẽ uốn người mặt đỏ là bình thường. Nếu bé hăm nhiều cho trẻ khám Bs để hướng dẫn cụ thể.
Võng có nhiều loại, có võng có độ cong rất nhiều, khi nằm cột sống cũng cong theo độ cong của võng,nếu tập cho bé nằm thì bé sẽ quen, sau này nếu không nằm võng bé sẽ không ngủ được, nằm võng phải cần thêm một người đưa võng, vì thế khi đi chơi xa em cũng phải mang theo võng sẽ rât bất tiên. Vì thế em nên tập trẻ ngủ, nằm giường, là tốt nhất ở đâu bé cũng thích nghi được.
Chúc em thành công nuôi con khỏe dạy con ngoan.
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh dưỡng tiết chế
Em Yến thân mến,
Con em dưới 6 thàng tuổi theo khuyến cáo UNICEF cho bú mẹ hoàn toàn em đã thực hành đúng, với cân nặng và chiều cao như trên con em nằm trong khung phát triển đạt chuẩn để bé tháng cân nặng sẽ gấp đôi lúc sanh. Tất cả các thuốc sử dụng cho trẻ kể cả thuốc bổ phải theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi, em bé cũng giống như người lớn lúc vui khỏe sẽ ăn nhiều khi bệnh sẽ ăn giảm hơn so với bình thường, con em đổ môi nhiều ban đêm có thể thiếu Vitamin D và Can xi em nên khám BS Nhi khoa để chỉnh liều thuốc về phát triển cân nặng và chiều cao hiện tại bé là ổn em yên tâm.
Chúc em thành công nuôi con khỏe dạy con ngoan.
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh dưỡng tiết chế