Chào bạn,
Bé ra mồ hôi có thể do nóng nực hoặc do cơ địa. Bé càng lớn thì thời gian ngủ ngày càng ít đi.
Thân mến
BS. Nguyễn Thị Từ Anh
K. Sơ sinh
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp như do bệnh lý của phổi, do bất thường bẩm sinh của phổi, của đường hô hấp, của tim, của não, bệnh lý của não, nhiễm trùng huyết….Tùy nguyên nhân suy hô hấp là gì mà tiên lượng bệnh có qua khỏi hay không.
Thân mến
BS. Nguyễn Thị Từ Anh
K. Sơ sinh
Chào bạn,
Bạn cần giữ cho môi trường mát mẻ, cho bé mặc quần áo thoáng mát hút mồ hôi. Bạn nên lau người cho bé thêm 1-2 lần ngoài giờ tắm khi bé đổ mồ hôi nhiều. Bạn có thể tắm cho bé bằng các xà bông tắm rôm sảy.
Thân mến.
BS. Nguyễn Thị Từ Anh
K. Sơ sinh
Chào bạn,
Các dấu hiệu bạn mô tả không đủ để chẩn đoán thiếu canxi. Không thể chữa trị khi chưa có chẩn đoán chính xác (xét nghiệm máu, xquang xương…). Bé của bạn phát triển bình thường. Hiện tượng rụng tóc sẽ tự khỏi khi lớn hơn. Đổ mồ hôi nhiều có thể do cơ địa. Bạn có thể cho bé uống 400 UI vitamin D mỗi ngày, phơi nắng sớm để phòng ngừa bệnh lý xương do thiếu vitamin D.
Thân mến
BS. Nguyễn Thị Từ Anh
K. Sơ sinh
Chào bạn,
Uống ngừa rotavirus không làm bé chậm đi cầu. Bạn nên xoa bụng cho bé mỗi ngày ít nhất 3 lần.
Thân mến.
BS. Nguyễn Thị Từ Anh
K. Sơ sinh
Chào bạn,
Sinh mổ không phải là lý do sữa mẹ ít. Bạn không nên tự ám ảnh mình bằng lý do đó khiến não bị ức chế, ảnh hưởng việc tiết sữa. Việc bạn cho bé bú bình quá nhiều mới là nguyên nhân làm cho sữa mẹ ít. Bạn nên cho bé bú sữa mẹ nhiều lần hơn. Bú nhiều cữ và bú ban đêm thì sẽ kích thích não tiết sữa nhiều hơn. Phân bé xanh là do bú sữa Similac nhiều chất sắt không thể hấp thu. Nếu bé bú sữa bột mà đi tiêu ngày 5-6 lần là bất thường, cần đi khám bệnh.
Thân mến
BS. Nguyễn Thị Từ Anh
K. Sơ sinh
Chào bạn,
Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa mắt.
Thân mến
BS. Nguyễn Thị Từ Anh
K. Sơ sinh
Chào bạn,
Đây là phản xạ của bé.
Thân mến.
BS. Nguyễn Thị Từ Anh
K. Sơ sinh
Chào bạn,
Bạn nên massage bụng cho bé mỗi ngày ít nhất 3 lần. Khi bé rặn đi cầu mà không đi được thì dùng dầu dừa hoặc mật ong xoa nhẹ xung quanh lỗ hậu môn để bé dễ rặn hơn. Khi bé lớn hơn, thần kinh phát triển hơn sẽ biết cách điều khiển cơ bụng và cơ vùng hậu môn một cách điều hòa thì bé sẽ đi cầu bình thường.
Thân mến
BS. Nguyễn Thị Từ Anh
K. Sơ sinh
Chào bạn,
Sau khi bú, bạn nên vác đứng bé lên khoảng 30 phút mới đặt xuống. Bạn nên cho bé nằm trên gối chống trào ngược hoặc kê vai và đầu của bé lên cao khoảng 30 độ. Bạn nên cho bé tái khám ở BV huyện để bác sĩ đổi thuốc kháng mạnh hơn nếu bé không lên cân. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản trung bình sẽ tự khỏi khi bé lớn hơn. Nếu bệnh nặng khiến bé bú kém, chậm lên cân thì phải khám ở bệnh viện tỉnh để xem xét phẫu thuật.
Thân mến
BS. Nguyễn Thị Từ Anh
K. Sơ sinh
Thân chào chị,
Trong đơn thuốc, chị được kê 4 loại: Augmentin 1 g (hoạt chất là Amoxicilin + acid clavulanic), Alphachymotripsin, Metronidazol và Voltaren đặt ( Hoạt chất là Diclofenac). Augmentin và Alphachymotripsin được xem là an toàn cho trẻ bú mẹ. Còn theo thông tin kê toa sản phẩm, Metronidazol qua sữa mẹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu chuyên ngành, thuốc này vẫn có thể chỉ định trên phụ nữ cho con bú nếu thực hiện tốt biện pháp giảm nguy cơ ở trẻ do tiếp xúc với thuốc qua nguồn sữa. Chị nên tránh cho con bú trong khoảng 2-3 giờ sau khi uống thuốc Metronidazol, là thời điểm thuốc đạt nồng độ cao nhất trong sữa mẹ.
Chúc chị sớm bình phục sức khỏe
Ts. Ds. Huỳnh Thị Hồng Gấm
Khoa Dược