Theo nhận định về xử trí điều trị của chúng tôi, phẫu thuật được chỉ định khi có những tổn thương theo cơ chế: A2 = dính gây mất di động của ống dẫn trứng; T2 = tắc nghẽn hoàn toàn và 2 bên; O2 = lạc nội mạc tử cung với giảm dự trữ buồng trứng; RVS 1 và 2 = lạc nội mạc tử cung ở vị trí trực tràng – âm đạo, có hoặc không ảnh hưởng đến đường tiết niệu, có hoặc không tổn thương trực tràng.
Điều trị LNMTC rất khó khăn, không thể lựa chọn điều trị tốt nếu không nhận biết thấu đáo về từng trường hợp LNMTC cũng như các phương pháp điều trị khác nhau sẵn có.
Những tiến bộ gần đây trong nghiên cứu và điều trị bệnh lý lạc nội mạc tử cung (LNMTC) cho thấy đây là bệnh lý phức tạp không chỉ về bệnh cảnh lâm sàng mà cả về đáp ứng điều trị. LNMTC ở phúc mạc, buồng trứng, vách trực tràng âm đạo đều có những biểu hiện rất khác nhau, hơn nữa về mặt sinh học LNMTC kèm đau vùng chậu cũng khác với LNMTC kèm vô sinh.
Một nghiên cứu đòan hệ tiền cứu được tiến hành từ tháng 03/2002 đến tháng 05/2005 tại bệnh viện Từ Dũ trên 230 bệnh nhân vô sinh do tắc vòi trứng đọan xa và/hoặc dính phần phụ với thời gian theo dõi từ 17 đến 38 tháng, nhằm đánh giá kết quả của phẫu thuật tạo hình vòi trứng qua nội soi đồng thời khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả có thai sau phẫu thuật.
Mục tiêu nghiên cứu: nhận xét tính khả thi và độ an toàn của phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt tận gốc hoàn toàn tử cung và nạo hạch chậu đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.
12

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ