Xét nghiệm Uniparental Disomy 15 (UPD) - Hội chứng Angelman và Hội chứng Prader Willi
TS. BS. Nguyễn Khắc Hân Hoan
Trưởng khoa XN Di truyền Y học – BV Từ Dũ
Bình thường, mỗi người được thừa hưởng 1 nhiễm sắc thể từ cha và 1 nhiễm sắc thể từ mẹ. Tuy nhiên trong trường hợp UPD 15, người bệnh chỉ nhận duy nhất 1 nhiễm sắc thể 15 hoặc nhận cả 2 đoạn nhiễm sắc thể số 15 (15q11-13) từ cha hoặc từ mẹ mà thôi, người còn lại không cho đoạn NST này.
Hội chứng Prader Willi (PWS)
Đặc điểm chính: luôn có cảm giác đói, luôn muốn ăn, béo phì
Trẻ sơ sinh
- Trương lực cơ kém, bú kém à kém tăng trưởng
- Lác mắt, điều hòa giữa 2 mắt kém
Trẻ nhỏ
- Háo ăn, tăng cân rất nhanh
- Cơ quan sinh dục kém phát triển, dậy thì không hoàn toàn, vô sinh
- Phát triển thể chất kém: tỉ khối cơ thấp, chân tay ngắn, thấp lùn
- Mất khả năng học tập, chậm phát triển ngôn ngữ, RL hành vi
- Chậm phát triển hệ vận động: ngồi: 12 tháng, đi: 24 tháng
- Rối loạn giấc ngủ, vẹo cột sống, cận thị, chịu đau giỏi
Hội chứng Angelman (AS)
Đặc điểm nổi bật:
- Vẻ mặt và cử chỉ phấn khích, hạnh phúc
- Thường mỉm cười, cười lớn, vỗ tay
- Tăng hoạt động và kém tập trung, khó ngủ và ngủ ít
Chậm phát triển thể hiện rõ ở 6 -12 tháng
- Chậm phát triển tuệ, khả năng ngôn ngữ kém, tự kỷ
- Động kinh
- Rối loạn đi và thăng bằng
- Đầu nhỏ
- Vẹo cột sống
Đối tượng cần được chẩn đoán:
-
- Bệnh nhân nghi ngờ UPD, hội chứng AS hoặc PWS.
- Các thai phụ đã có con bị UPD cần được chẩn đoán trước sinh.
Liên hệ xét nghiệm
Khoa Xét nghiệm Di truyền Y học – Bệnh viện Từ Dũ
284 Cống Quỳnh, Quận 1, TPHCM; Khu N – Lầu 3
ĐT: (08) 5404 2829 – 239 hoặc số trực tiếp: (08) 5404 2812
Email: ditruyen@tudu.com.vn