Quy chế đánh giá công chức, viên chức
Ngày 10 tháng 11 năm 2010 của Giám Đốc Bệnh viện Từ Dũ)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc đánh giá công chức, viên chức
1. Để làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu:
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
- Về năng lực, hiệu quả công tác;
- Triển vọng phát triển của công chức, viên chức;
- Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện;
2. Nhằm làm căn cứ để:
- Tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm;
- Khen thưởng, kỷ luật;
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức.
3. Nguyên tắc đánh giá :
- Phải thực hiện nguyên tắc: Tập trung dân chủ, bảo đảm tính khách quan, toàn diện, công khai, minh bạch và công bằng.
- Phát huy đầy đủ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá công chức, viên chức.
- Đánh giá gắn với chức danh, nhiệm vụ, trách nhiệm của người được đánh giá và làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu.
Điều 2. Đối tượng và Phạm vi áp dụng
- Công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước.
- Lao động hợp đồng dưới 12 tháng, hợp đồng lao động từ 12 đến 36 tháng và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Công chức, viên chức và nhân viên hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là CCVC)
Điều 3. Thẩm quyền, trách nhiệm nhận xét, đánh giá công chức viên chức và hình thức đánh giá
1. Cấp ủy (tổ chức Đảng) nơi CCVC đang sinh hoạt
2. Cấp ủy (tổ chức Đảng) nơi CCVC cư trú nhận xét:
- Về việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Quy định của khu dân cư, mối quan hệ với quần chúng nhân dân của bản thân và gia đình công chức, viên chức.
3. Trình tự đánh giá của Bệnh viện:
- Giám đốc: Đánh giá Phó giám đốc và các Trưởng khoa/ phòng.
- Trưởng khoa/phòng: Đánh giá các Phó trưởng khoa/phòng; Trưởng buồng; thuộc quyền quản lý hành chính của mình.
4. Ban lãnh đạo khoa/phòng (nhận xét, đánh giá và kết luận phân loại cán bộ theo các mức quy định tại Điều 11 của Quy chế này).
5. Bản thân CCVC tự đánh giá; cá nhân và tập thể có thẩm quyền nhận xét, đánh giá và phải chịu trách nhiệm về nội dung nhận xét, đánh giá của mình.
Điều 4. Căn cứ đánh giá
1. Nghĩa vụ của CCVC theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức.
2. Chức trách, nhiệm vụ của công chức, viên chức.
3. Tiêu chí đánh giá đối với từng chức danh công chức, viên chức.
4. Môi trường và điều kiện CCVC thực hiện nhiệm vụ trong thời hạn đánh giá.
Điều 5. Nội dung đánh giá
1. Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:
- Thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian.
- Tinh thần trách nhiệm trong công tác.
2. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
- Nhận thức tư tưởng chính trị, việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác.
- Tinh thần học tập nâng cao trình độ, tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình.
- Đoàn kết, quan hệ trong công tác, mối quan hệ, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.
3. Chiều hướng và triển vọng phát triển:
- Dựa vào kết quả chấm thi đua hàng tháng của khoa/phòng.
- Tham gia hoạt động các Đoàn thể.
Điều 6. Thời điểm đánh giá
1. Đánh giá định kỳ hàng năm (quý 4 hàng năm).
2. Đánh giá khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử; điều động, luân chuyển; khen thưởng, kỷ luật.
3. Đánh giá trước khi hết nhiệm kỳ (nếu hoạt động theo nhiệm kỳ).
* Nội dung chi tiết vui lòng tải file đính kèm