Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch
I. MỤC ĐÍCH
– Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi người bệnh bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng, và tiêu chảy mất nước…).
– Giải độc, lợi tiểu.
– Nuôi dưỡng người bệnh (khi người bệnh không ăn uống được).
– Đưa thuốc vào để điều trị bệnh.
II. CHỈ ĐỊNH
- Xuất huyết, tiêu chảy mất nước, phỏng, trước mổ, sau mổ.
– Theo chỉ định điều trị.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Phù phổi cấp.
– Bệnh tim nặng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh:
– Giải thích và thông báo cho người bệnh và gia đình biết công việc sắp làm giúp người bệnh yên tâm.
– Cho người bệnh đi đại tiện, tiểu tiện trước khi truyền dịch.
– Đo dấu hiệu sinh tồn (M – T0 – NT – HA).
2. Dụng cụ:
– Dịch truyền theo y lệnh.
– Thuốc (nếu có).
– Khay vô khuẩn.
– Kềm Kocher.
– Bơm, kim tiêm 5 ml, 10 ml vô khuẩn.
– Gạc miếng vô khuẩn.
– Bộ dây truyền.
– Bồn hạt đậu (đuổi khí).
– Hộp đựng bông gòn vô khuẩn.
– Cồn 700 .
3. Các dụng cụ khác:
– Cây treo dịch truyền.
– Bồn hạt đậu.
– Kéo, băng keo, dây garo.
– Phiếu truyền dịch.
– Hộp thuốc chống sốc.
– Máy đo huyết áp, nhiệt kế…
– Thùng đựng vật sắc nhọn, thùng đựng rác thải lây nhiễm và rác thải thông thường.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Giải thích cho người bệnh và đặt người bệnh tư thế thích hợp.
- Thực hiện 5 đúng.
- Điều dưỡng đội nón, mang khẩu trang, rửa tay.
- Kiểm tra dịch truyền, sát khuẩn nút chai (pha thuốc nếu có).
- Cắm dây truyền vào chai.
- Treo chai lên cây truyền dịch, đuổi khí qua dây, khóa lại.
- Chọn tĩnh mạch.
- Mang găng, buộc dây garo trên vùng tiêm 5 cm.
- Sát khuẩn vùng tiêm, dọc theo tĩnh mạch hoặc từ trong ra ngoài.
- Căng da, cầm kim ngữa mũi vát chếch 300, đưa kim vào tĩnh mạch, thấy máu trào ra tháo dây garo.
- Mở khóa cho dịch chảy chậm, che kim bằng gạc vô khuẩn, cố định kim và dây truyền.
- Điều chỉnh tốc độ theo y lệnh.
- Ghi phiếu truyền dịch theo y lệnh và ghi hồ sơ.
- Theo dõi và phát hiện tai biến.
- Thu dọn dụng cụ.
- Giúp người bệnh về tư thế thoải mái và dặn dò những điều cần thiết.
- Truyền xong còn 10 ml, rút kim đặt bông gòn và dán băng keo.