banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

23/10/2018

Tương tác giữa thuốc tránh thai nội tiết và thuốc gây cảm ứng enzym

Nội dung: Tương tác giữa thuốc tránh thai nội tiết và thuốc gây cảm ứng enzym

1. Khái quát

Hiệu quả của thuốc tránh thai nội tiết có thể bị thay đổi khi sử dụng chung với các thuốc gây cảm ứng enzym. Các thuốc gây cảm ứng enzym có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai, gồm:

ü Thuốc chống động kinh (Carbamazepin, Oxcarbazepin,Phenobarbital, Phenytoin, Primidon, Topiramat…).

ü Kháng sinh (Rifabutin, Rifampicin).

ü Kháng virus (Ritonavir, Efavirenz, Nevirapin).

ü Thuốc thảo dược Hypericum perforatum (St. John’s Wort).

ü Thuốc khác (Modafinil, Bosentan, Aprepitant).

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai nội tiết và thuốc gây cảm ứng enzym

Những phụ nữ bắt đầu dùng thuốc cảm ứng enzym cần được tư vấn về nguy cơ tương tác với thuốc tránh thai nội tiết và cần được khuyên dùng biện pháp tránh thai khác không bị ảnh hưởng bởi các thuốc gây cảm ứng enzym.

Phụ nữ đang dùng các thuốc gây cảm ứng enzym có nhu cầu tránh thai khẩn cấp nên được tư vấn về nguy cơ tương tác với thuốc đường uống và cần được khuyên tránh thai bằng dụng cụ tử cung chứa đồng. Nếu dụng cụ tử cung chứa đồng không được chấp nhận hoặc không phù hợp, có thể dùng thuốc tránh thai khẩn cấp chứa Levonorgestrel với liều gấp đôi.

Việc sử dụng các thuốc gây cảm ứng enzym trong ngắn hạn (<2 tháng) có thể dễ kiểm soát hơn so với trong dài hạn. Trong trường hợp này, có thể tiếp tục tránh thai bằng biện pháp đang dùng kết hợp với việc sử dụng bao cao su.

Một số khuyến cáo về việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho những phụ nữ đang dùng thuốc cảm ứng enzym (kể cả 4 tuần sau khi ngưng thuốc):

 

Biện pháp

tránh thai

Tương tác

Khuyến cáo lâm sàng

Thuốc tránh thai nội tiết kết hợp

Có tương tác thuốc trên lâm sàng

  • § Tránh dùng và nên sử dụng biện pháp tránh thai khác.
  • § Chú ý: Những người đang dùng Rifampicin và Rifabutin luôn được tư vấn thay đổi biện pháp tránh thai khác.

Thuốc uống tránh thai chỉ chứa progestogen

Có tương tác thuốc trên lâm sàng

  • Tránh dùng và nên sử dụng biện pháp tránh thai khác.

Que cấy tránh thai

DMPA (Depot medroxyprogesterone acetate)

Không có tương tác thuốc trên lâm sàng

 

Dụng cụ tử cung phóng thích Levonorgestrel

Dụng cụ tử cung chứa đồng

  • § Biện pháp tránh thai khẩn cấp hiệu quả nhất.

Thuốc tránh thai khẩn cấp Levonorgestrel

Có nguy cơ tương tác thuốc cần thận trọng

  • § Có thể sử dụng liều gấp đôi như 3mg (viên 1,5mg x 2) là liều duy nhất trong  72 giờ sau giao hợp không được bảo vệ nếu dụng cụ tử cung chứa đồng không được chấp nhận hoặc không phù hợp.
  • § Hiệu quả của Levonorgestrel 3mg chưa được biết rõ trong trường hợp này.

Thuốc tránh thai khẩn cấp  Ulipristal acetat

Có tương tác thuốc trên lâm sàng

  • Tránh dùng và nên sử dụng biện pháp tránh thai khác.
  • Chú ý:

-       Không khuyến cáo gấp đôi liều.

-       Chưa có bằng chứng về tương tác thuốc giữa Ritonavir và Ulipristal acetat.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1)   Công văn số 18584/QLD-ĐK ngày 13/11/2017 của Cục Quản lý Dược về việc cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa levonorgestrel sử dụng trong tránh thai khẩn cấp.

2)   The Faculty of sexual & Reproductive healthcare, Clinical guidance: Drug interactions with hormonal contraception (2017).