Ths - Bs. Ngô Thị Yên
                                                                                Khoa KHGĐ- BV Từ Dũ

    Mở đầu
    Có hai tỉ số giới tính thường được dùng trong công tác thống kê. Đó là:

    - Tỉ số giới tính lúc sinh (SRB= Sex Ratio at Birth): được định nghĩa là số trẻ em trai được sinh ra trên 100 trẻ gái. Bình thường tỉ số này là 103-107.

    - Tỉ số giới tính trong dân số (PSR=Population Sex Ratio): được định nghĩa là tổng số nam trên 100 nữ trong cộng đồng. Bình thường nhóm tuổi càng cao thì tỉ số giới tính càng thấp.

    Một trong những vấn đề đang nổi cộm hiện nay mà đất nước chúng ta nói riêng và đa số các nước châu Á nói chung đang đương đầu là sự mất cân bằng tỉ số giới tính lúc sinh.

    I. Thực trạng của công tác quản lý nhà nước trong việc hạn chế mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh hiện nay tại Việt Nam
        I.1.Mô tả thực  trạng tại châu Á và Việt nam:

    Trong lịch sử và trong nhiều xã hội trên thế giới, con trai thường được ưa thích hơn con gái. Trong tình huống cực đoan, những bé gái sinh ra ngoài ý muốn có thể bị bỏ rơi khi vừa mới ra đời hoặc thậm chí bị giết chết ngay lập tức. Ngày nay, tâm lý chuộng con trai vẫn còn rất phổ biến ở một số nơi, rõ nhất là ở Đông Á, đặc biệt ở Trung Quốc và Nam Á. Mặc dù những bé gái sinh ra ngoài ý muốn ít có khả năng bị giết chết ngay nhưng các bằng chứng về dân số và tài liệu ghi lại về nhhiều trường hợp trẻ em gái bị bỏ rơi và không được chăm sóc chứng minh tâm lý chuộng con trai vẫn còn tồn tại.

    Báo giới đã đề cập nhiều đến khả năng tỉ số giới tính lúc sinh ở Việt nam đang trở nên mất cân bằng. Trên báo Việt Nam News, 22 tháng 12 năm 2005 có bài viết "Thà có con  trai còn hơn? Bạn không phải là người duy nhất trong số dân cư đông đúc của Việt nam". Báo Kinh tế ngày 01 tháng 12 năm 2005 viết bài "Đất nước sẽ phải trả giá sau này". Việt  Nam News có hai bài viết là " Bé trai  nhiều hơn bé gái sơ sinh" ngày 20 tháng 7 năm 2006 và bài " Chính phủ nghiêm khắc trừng phạt hành động  phá thai vì giới tính" ngày 1.7 tháng 10 năm 2006. Tình hình này cũng được đề cập đến trong giới học giả nghiên cứu về dân số Việt Nam như bài "Có phải tỉ suất giới tính lúc sinh ở Việt  Nam đang tăng" đăng trong sách Dân Số (bản tiếng Anh) số 58, trang  231-150.

    Tâm lý chuộng con trai được thể hiện rõ trong cuộc điều tra biến động dân số năm 2006. Dẫn chứng là các trường hợp bà mẹ sanh con thứ ba trong vòng một năm trước cuộc điều tra. Nếu quyết định có con thứ ba không phụ  thuốc vào giới tính của hai đứa con đầu, tỉ lệ thông thường sẽ là 24% các bà mẹ có hai con gái đầu. Trên thực tế, có tới 39% các bà mẹ sanh con thứ ba chưa có con trai trước đó. Nói cách khác, phụ nữ đã có hai con gái có nhiều khả năng sanh con thứ ba vì họ chưa có con trai.

    Các kết quả trên chỉ ra rằng trong nhiều gia đình Việt Nam, áp lực đối với người phụ nữ tiếp tục đẻ để có con trai nối dõi tông đường. Điều  này mâu thuẫn với mục tiêu của chương trình dân số- kế hoạch hóa gia đình là duy trì "quy mô gia đình nhỏ" và mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 đến 2 con, ngay cả khi mục tiêu này hiện đã được chấp nhận rộng rãi. Một cách để hòa hợp việc này- có con trai và không có quá hai con- là phá thai nếu biết cái  thai đó là con gái. Tuy nhiên, hành động này có thể dẫn đến những hậu quả xã hội  nghiêm trọng. Ảnh hưởng xấu nhất của việc mất cân bằng nghiêm trọng về tỉ số giới  tính lúc sinh thiên về nam sẽ xuất hiện khi các em trai thuộc thế hệ này trưởng thành và đến tuổi kết hôn. Các vụ phá thai vì giới tính tràn lan ở Trung Quốc do chính sách chỉ sinh một con khiến áp lực đối với các đối với các cặp vợ chồng trẻ lớn hơn ở Việt nam rất nhiều. Trung Quốc áp dụng chính sách chỉ sinh một  con đã 21 năm, và hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề mất cân bằng giới tính của dân số. Một số nhà phân tích dự đoán rằng cái giá đất nước phải trả do tình  trạng "khủng hoảng về hôn nhân" đối với xã hội, dân số và thậm chí chính trị là rất lớn. Bài viết của Dudley Poston và Peter A Morrison với nhan đề  "Trung Quốc, quả bom nam độc thân" đăng trên tạp chí Herald Tribune  ngày 14 tháng 9 năm 2005 đã đề cập đến vấn đề này.

    * Nội dung chi tiết vui lòng bạn tải file .pdf.

    Files Attachment

    Connect with Tu Du Hospital