Khoa Chẩn đoán hình ảnh - BV Từ Dũ
TÓM TẮT: Chẩn đoán tiền sản dị tật tim vẫn còn là một trong những thách thức khó khăn nhất đối với các nhà siêu âm. Mặt cắt 4 buồng trước đây vẫn được xem là mặt cắt giúp sàng lọc dị tật tim. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ phát hiện chưa đến 15% ngay cả với cả những chuyên gia. Là do nhiều dị tật tim không biểu hiện bất thường trên mặt cắt 4 buồng. Khác với siêu âm 2 chiều, nếu dùng kỹ thuật 3 chiều STIC, chỉ trong vài phút và dưạ trên những dữ liệu 3 chiều thể tích thu nhận, chúng ta có thể khảo sát được các mặt cần thiết của tim: 4 buồng, 5 buồng, hai buồng thoát, 3 mạch máu.
A. MỞ ĐẦU:
1. Tăng độ ly giải:
Do số lượng khung hình thu nhận nhiều hơn trong 3D mode so với 2D mode, nên hình ảnh trên STIC mode sẽ rõ nét hơn.
2. Mặt cắt 4 buồng:
Ở 2D mode, chúng ta chỉ khảo sát một mặt cắt ở một thời điểm. Với STIC, mặt cắt 4 buồng tim thai sẽ được khảo sát từ dưới đáy tim lên trên . Do vậy, các khiếm khuyết ở vách liên nhĩ và liên thất sẽ dễ được phát hiện hơn so với khảo sát 4 buồng chỉ ở một mặt cắt. Ngoài ra trong khi di chuyển từ dưới lên trên, chúng ta còn có thể xoay mặt cắt 4 buồng xung quanh một trục 360 độ.
3. Mặt cắt 2 buồng thoát (ĐM chủ và ĐM phổi)
Với 2D mode, trong nhiều trường hợp rất khó khảo sát buồng thoát của 2 đại ĐM vì vị trí tim không thuận lợi (vách liên thất không vuông góc với sóng siêu âm) hoặc thai nhi cử động nhiều. Với STIC, dù thai ở bất kỳ vị trí nào ( vách liên thất song song hay tạo góc xéo so với sóng siêu âm), chúng ta đều có thể xoay để tim thai về vị trí tối ưu (vách liên thất vuông góc với sóng siêu âm).
4. Giảm thời gian khảo sát:
Trong các trường hợp dị tật tim phức tạp, với 2D mode, chúng ta phải thực hiện nhiều mặt cắt ở nhiều thời điểm riêng biệt để so sánh tổng hợp nên mất nhiều thời gian. Với STIC mode, nhiều mặt cắt cùng được khảo sát ở một thời điểm nên rút ngắn được thời gian khảo sát.
5. Xử lý lại hình ảnh đã thu nhận:
Với 2D mode, các dữ liệu sẽ được lưu trữ trên dĩa CD hay băng vedeo và khi xem lại chúng ta không thể xử lý lại các hình ảnh đã được ghi nhận.
C. NGUYÊN LÝ TẠO HÌNH CỦA SITC
|
Khảo sát tim thai 2D: - Level 1: Mặt cắt 4 chuẩn - Level 2: Mặt cắt 5 buồng với van ĐMC và ĐMC lên. - Level 3: Mặt cắt ngang 3 mạch máu gồm: ĐM phổi chia đôi, ống ĐM và TM chủ trên. - Level 4: Mặt cắt 3 mạch máu ở ngang mức khí quản gồm ống ĐM, cung ĐM chủ và TM chủ trên. |
1. Khảo sát ĐM chủ lên và cung ĐM chủ ngang:
Cách 1: Từ mặt cắt 5 buồng (level 2), đặt điểm xoay ngay tại van động mạch chủ và xoay quanh trục Y cho đến khi thấy được động mạch chủ lên và cung động mạch.
Cách 2: Từ mặt cắt ngang qua 3 mạch máu (level 3), đặt điểm xoay ngay tại trung tâm động mạch chủ rồi xoay quanh trục Y cho đến khi thấy được động mạch chủ lên và cung động mạch.
2. Khảo sát động mạch phổi chính và hai nhánh phải trái:
3. Khảo sát ống động mạch:
4. Khảo sát tĩnh mạch chủ trên:
Từ mặt cắt ngang 3 mạch máu (level 3 và 4), đặt điểm xoay ở trung tâm tĩnh mạch chủ trên rồi xoay quanh trục Y cho đến khi thấy hình ảnh tĩnh mạch chủ trên đổ vào nhĩ phải.
6. Khảo sát cung động mạch chủ và động mạch chủ ngực cắt dọc:
Từ mặt cắt ngang 3 mạch máu ngang khí quản (level 4), đặt điểm xoay tại cung động mạch chủ ngang và xoay quanh trục X đến khi cung động mạch chủ ngang song song với sóng siêu âm. Đặt điểm xoay tại cung động mạch chủ ngang rồi xoay quanh trục Y cho đến khi thấy cung động mạch chủ, tĩnh mạch chủ dưới và động mạch chủ ngực.
D. MINH HỌA
STIC trong chuyển vị đại động mạch, thiểu sản tim trái . . .
Tài liệu tham khảo:
1. G.R.Devore. The Spin technique: a new mehtod for examination of the fetal outflow tracts using 3D ultrasound. Ultrasound Obstet Gynecol 2004;24:72-82
2. G.R.Devore. Interactive multimedia tutorials : Fetal echocardiography.2000.
3. G.R.Devore. STIC: new technology for evaluation of the fetal heart. Ultrasound Obstet Gynecol 2003;22:380-387.
4. Yagel.S. Examination of the fetal heart by five short - axis views. Ultrasound Obstet Gynecol 2001;17:367-369.
5. Yagel.S. The three vessels and trachea view in fetal cardiac scaning. Ultrasound Obstet Gynecol 2002;30:340-345.