Cơ sở:

    Tỉ lệ tử vong mẹ vẫn là bất bình đẳng nổi bật nhất trong sức khoẻ cộng đồng ngày nay – nửa triệu phụ nữ, 99% trong số họ đang ở tại các nước đang phát triển, chết hàng năm vì có thai và sinh nở. Trong số những tử vong này, phần lớn (25%) là do chảy máu nặng không kiểm soát được trong thời kỳ hậu sản.

    Trong năm 2000, những nước thành viên của Liên Hiệp Quốc nhận diện sức khoẻ bà mẹ là một trong tám mục tiêu tối cần để giảm nghèo và đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Thiên Niên Kỷ (MDG) thứ năm – Tăng cường Sức khoẻ Bà Mẹ - nhằm giảm tử vong mẹ 75% trong vòng từ năm 1990 đến 2015.

    Sự tiến triển và đầu tư trong sức khoẻ bà mẹ đã tụt hậu so với những Mục tiêu Thiên Niên Kỷ khác. Chính phủ và những nhà tài trợ cần đầu tư cho sức khoẻ bà mẹ để phát triển kinh tế xã hội rộng lớn hơn, như là một vấn đề của nhân quyền và như một cách nhằm đạt những mục tiêu phát triển đã được thống nhất trên toàn cầu.

    Sức khoẻ Bà Mẹ tại Việt Nam

    Đặc điểm dân số

    Tổng dân số: 86,206,000 (WHO 2006)

    Phân bố dân số: 73% (nông thôn); 27% (thành thị) ( WHO 2006)

    Tỉ lệ biết chữ ở người trưởng thành: 90.3% (WHO 1999)

    Chỉ số sức khoẻ

    Tổng thu nhập quốc dân chi cho sức khoẻ (%): 6.0 (WHO 2005)

    Tỉ lệ y tá trên bác sĩ: 1.9 (WHO 2002)

    Mật độ bác sĩ: 6.0 bác sĩ trên 10,000 dân (WHO 2002)

    Mật độ y tá/ nữ hộ sinh: 8 trên 10,000 dân (WHO 2002)

    Số giường bệnh trên dân số: 26 trên 10,000 dân (WHO 2005)

    Chỉ số sức khoẻ bà mẹ:

    Tỉ suất tử vong mẹ (trên 100,000 trẻ đẻ sống):150 (WHO 2005)

    Tổng số tử vong mẹ: 2,500 (WHO 2005)

    Nguy cơ trong đời của tử vong mẹ: 1 trên 280 (WHO 2005)

    Đỡ sinh do nhân viên y tế lành nghề :88% (WHO 2006)

    Thành thị: 98% (WHO 2002)

    Nông thôn: 82% (WHO 2002)

    Nguyên nhân tử vong mẹ: ước tính theo vùng tại Châu Á, 1997 -2002


    Khuynh hướng tử vong mẹ

    Phần trăm phụ nữ tuổi từ 15-49 được đỡ sinh do một nhân viên y tế lành nghề trong ít nhất một lần có thai.


    Phần trăm trẻ đẻ sống được đỡ sinh do nhân viên y tế lành nghề, 1990-2006 (Số liệu UNFPA và Điều tra Sức khoẻ Toàn quốc DHS)


    Theo Gynuity Health Projects, Family Care International

    Connect with Tu Du Hospital