Đi sanh tại BVTD sẽ có 3 trường hợp
1️⃣ Có dấu hiệu chuyển dạ thật sự:
nhập viện > chuyển Khoa Sanh > Khoa hậu sản
2️⃣ Được bác sĩ chỉ định mổ chủ động:
nhập viện > Phòng Mổ > Hồi sức > Khoa hậu sản
3️⃣Có dấu hiệu chuyển dạ nhưng chưa thật sự/ thai có bệnh lý cần nhập viện/ thai đến ngày dự sanh mà chưa có dấu hiệu/ thai quá ngày:
nhập viện > Khoa Sản A/ sản B nằm theo dõi & điều trị > chuyển Khoa Sanh (khi có dấu hiệu sanh thật sự) hoặc chuyển Phòng Mổ nếu không thể theo dõi sanh thường > Khoa hậu sản
Nhập viện sanh tại đâu?
Tất cả các trường hợp nhập viện đều vào Cổng số 1 - 284 Cống Quỳnh - P.Phạm Ngũ Lão - Q.1
Đi sanh có cần đăng ký trước?
• Không nhé!
• Tất cả các trường hợp nhập viện sanh tại BVTD đều không đăng ký trước.
• Các dịch vụ bạn mong muốn sẽ được đăng ký khi làm hồ sơ nhập viện.
Đi sanh tại BVTD được mấy người nuôi bệnh?
• Một người bệnh: được 02 người nuôi bệnh
- Người nuôi bệnh: được đổi thẻ nuôi bệnh cho người thăm bệnh, khi đổi thẻ thì người có thẻ nuôi bệnh sẽ được vào bệnh viện.
(Thời gian thực hiện thông báo nêu trên bắt đầu từ 13g00, thứ năm, ngày 05/01/2023)
Bệnh viện có những dịch vụ sanh nào? Giá ra sao?
Dịch vụ sanh được chia làm 2 trường hợp: trường hợp sanh thường (tại khoa Sanh) & trường hợp sanh mổ (tại Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức)
⏩ Khoa Sanh: có 3 dịch vụ sau (bấm vào link để xem chi tiết về từng dịch vụ và bảng giá)
• Sanh dịch vụ 👉 https://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/bang-gia/bang-gia-sinh-dich-vu-tai-benh-vien-tu-du/
• Dịch vụ gia đình 👉 https://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/dich-vu-sanh-mo/dich-vu-sinh-gia-dinh/
• Dịch vụ thương gia 👉 https://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/dich-vu-sanh-mo/dich-vu-phong-sanh-thuong-gia/
⏩ Phòng mổ: có 2 dịch vụ sau, về cơ bản 2 dịch vụ này giống hệt nhau, riêng dịch vụ gia đình sẽ được 1 người thân vào phòng mổ cùng mẹ bầu
• Mổ dịch vụ
• Mổ dịch vụ gia đình
👉 https://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/bang-gia/bang-gia-sanh-mo-dich-vu-tai-benh-vien-tu-du/
BV có loại phòng hậu sản dịch vụ nào? Có được đăng ký phòng hậu sản trước không?
Hiện tại bệnh viện có nhiều khoa hậu sản (khu N, M, H, B), với các loại phòng và giá khác nhau (dao động từ 600.000đ/ngày đến 4.000.000đ/ngày)
Bạn được đăng ký phòng hậu sản mình mong muốn khi làm thủ tục nhập viện. Tình trạng phòng trống tùy thuộc vào thời điểm bạn đăng ký phòng, bệnh viện luôn linh động giải quyết đăng ký phòng hậu sản ngay khi có phòng trống và phù hợp với mong muốn của bạn.
Link hình ảnh và bảng giá phòng dịch vụ:
👉 https://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/bang-gia/bang-gia-phong-dich-vu/
Đi sanh có được hưởng bảo hiểm y tế không?
• Có nhé!
• Bất kỳ ai có BHYT khi nhập viện sanh/mổ tại BVTD đều được tính hưởng đúng tuyến kể cả khi bạn không có giấy chuyển tuyến (áp dụng từ ngày 1-1-2021 theo Luật BHYT sửa đổi năm 2014).
Đúng tuyến nghĩa là bạn được quỹ BHYT chi trả 100% phí khám chữa bệnh dựa trên mức hưởng trên thẻ của bạn. Mức hưởng BHYT của người bệnh có thể là 80%, 95% hoặc 100% tùy theo đối tượng được quy định tại Điều 22 Luật BHYT sửa đổi.
• Nếu người bệnh đi sanh dịch vụ mà có thẻ BHYT, thì người bệnh vẫn được hưởng như quy định trên.Ngoài ra, người bệnh tự thanh toán phần đồng chi trả với BHYT và chi phí ngoài phạm vi thanh toán của BHYT bao gồm: tiền phòng dịch vụ, tiền công sanh thường, công sanh mổ theo yêu cầu, dịch vụ sanh gia đình, sanh thương gia, sanh không đau, và các dịch vụ khác... (nếu người bệnh có đăng ký).
Bảo hiểm dịch vụ có được bảo lãnh viện phí tại BVTD? Nếu có đồng thời BH dịch vụ và BHYT thì có được sử dụng cả 2 loại cùng lúc hay không?
Nhập viện đóng tạm ứng bao nhiêu?
👉 Khi nhập viện sanh, thai phụ đóng tạm ứng từ 10.000.000đ, nếu trong quá trình điều trị bệnh nhân có yêu cầu các dịch vụ kỹ thuật cao hoặc phòng dịch vụ cao sẽ đóng tạm ứng thêm tùy theo giá dịch vụ đăng ký.
Khi ra viện số tiền còn dư trên tạm ứng sẽ được hoàn trả lại, nếu thiếu bệnh nhân sẽ đóng thêm phần chênh lệch.
👉 Sanh không dịch vụ đóng tạm ứng: 5.000.000đ
Sanh dịch vụ nếu yêu cầu bác sĩ đỡ sanh có thu thêm phí không?
• Không nhé!
• Trong chi phí sanh/mổ dịch vụ bạn có quyền được yêu cầu bác sĩ mình mong muốn đỡ sanh cho mình (nghĩa là ngoài tiền sanh dịch vụ thì bạn không cần đóng thêm khoản phí yêu cầu bác sĩ). Trong trường hợp bạn đăng ký sanh dịch vụ nhưng không yêu cầu đích danh bác sĩ nào đỡ sanh thì bệnh viện sẽ tự sắp xếp bác sĩ trực ngày hôm đó đỡ sanh cho bạn.
Đi sanh cần mang theo những giấy tờ gì?
👉 Căn cước công dân (CCCD) hoặc chứng minh nhân dân (CMND) còn hạn sử dụng: mang 2 bản photocopy không cần công chứng và mang theo bản chính để nhân viên y tế đối chiếu
👉 Để làm giấy chứng sanh cho bé:
▶ Nếu bạn đang dùng CCCD có gắn chip: không cần bổ sung thêm giấy tờ gì nữa.
▶ Nếu bạn đang dùng CCCD không gắn chip hoặc hộ chiếu hoặc CMND: bắt buộc phải kèm theo giấy xác nhận thông tin cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân (do Công An địa phương cấp)
👉 Hồ sơ khám thai: gồm sổ khám thai, các kết quả siêu âm, xét nghiệm đã làm trong thai kỳ,…. Mẹ bầu nên sắp xếp các kết quả khám theo thứ tự thời gian để bác sĩ dễ dàng tìm kiếm.
Đối với các mẹ bầu có các bệnh lý khác kèm theo như: tim mạch, đái tháo đường, viêm gan…cần mang theo các hồ sơ khám chuyên khoa này để bác sĩ đánh giá đúng tình trạng bệnh trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ
👉 Bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm khác (nếu có) Bạn có thể trình diện BHYT bằng cách: trình Căn cước công dân có gắn chip, hoặc thông qua ứng dụng VssID, hoặc thẻ BHYT bản chính
👉 Một số giấy tờ khác: Phiếu thu thập lấy máu cuống rốn (nếu có), ….
Tổng chi phí đi sanh tại bệnh viện Từ Dũ là bao nhiêu?
Chi phí ước tính cho 1 ca sinh thường,
https://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/dich-vu-sanh-mo/tong-hop-cac-dich-vu-sanh-va-bang-gia/
Chi phí ước tính cho 1 ca sinh mổ, sức khỏe ổn định (nằm viện 5 ngày) là: