I. MỤC ĐÍCH

    – Chống nhiễm khuẩn cho bé sơ sinh

    – Bảo vệ da

    – Tăng lưu thông tuần hoàn cho bé

    – Theo dõi và chăm sóc rốn hàng ngày

    II.  CHỈ ĐỊNH

     Tất cả trẻ sơ sinh khỏe mạnh > 24 giờ sau sanh 

    III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH


    Những trẻ non tháng và bệnh lý (phải theo chỉ định của bác sĩ).


    IV. CHUẨN BỊ
    1. Dụng cụ:

    Địa điểm tắm:

    – Phòng kín, tắt quạt và máy lạnh (nếu có)

    – Nhiệt độ phòng từ 280C – 300C

    – Đủ ánh sáng

    Xe tắm bé: 2 tầng

    Tầng trên: Trải săn hoặc tấm láng lót phủ mặt bằng xe

    –  Khay vô khuẩn đựng:

    + Bình đựng kềm vô khuẩn

    + 1 hộp đựng: gói gạc rốn vô khuẩn

    + Chung đựng dung dịch cồn 700 có nắp vô khuẩn

    + Dung dịch nhỏ mắt NaCl 0.9%

    + Kim 18 (dùng mở kẹp rốn)

    – Chai dung dịch sát khuẩn rửa tay nhanh

    – Dầu gội, sữa tắm (nếu có), thau tắm bé.

    – Hộp đựng gạc ( que gòn vô khuẩn )

    Tầng dưới:

    – Xô đựng nước chín ấm 35oC – 37 oC

    – Ca múc nước (sạch)

    – Thùng đựng chất thải lây nhiễm

    –      Thùng chứa vật sắc nhọn ( thùng kháng thủng )

    –      Túi đựng chất thải thông thường

    1. 2.    Nhân viên y tế:

    –  Mang khẩu trang

    –  Rửa tay thường quy

    –  Mang tạp dề (nếu có)

    3. Chuẩn bị cho trẻ:

    – 2 khăn lông lớn

    – 1 khăn tắm bé

    – Áo, tả, bao tay, bao chân, nón

    – Băng rốn

    V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

    1. Kiểm tra độ ấm của nước trước khi tắm (35oC – 37 oC)
    2. Cởi bỏ áo, mũ, bao tay, bao chân, dùng khăn (tả) quấn bé
    3. Bế bé trên tay đúng tư thế : cánh tay đỡ lưng, bàn tay đỡ đầu
    4. Rửa mặt theo thứ tự : mắt, mũi, miệng, trán, mặt, cằm (từng bên), hai tai (lưu ý phần sau tai)
    5. Gội đầu: cho nước ướt tóc, xoa xà phòng, gội sạch đầu (nếu bé có bướu huyết thanh nên thao tác nhẹ nhàng)
    6. Lau khô tóc
    7. Không để nước vào rốn và tắm phần cổ, ngực, lưng, chi trên, hai bên nách.
    8. Cởi bỏ khăn choàng bé
    9. Tắm phần cổ, ngực, lưng, cánh tay xuống bàn tay, nách (tuần tự mỗi bên), vắt khan ráo nước lau và tắm bé lưu ý không để nước vào làm ướt rốn.
    10. 10.  Tắm phần đùi, cẳng chân, bàn chân, ngón chân bé, mông, 2 bẹn, bộ phận sinh dục và hậu môn (Chú ý: vệ sinh bộ phận sinh dục thật nhẹ nhàng)
    11.  Lau khô toàn thân bé và thay khăn lông
    12.  Mặc áo, đội mũ cho bé.
    13.  Nhân viên y tế rửa tay thường quy.
    14.  Nếu rốn khô mở kẹp rốn bằng kim số 18 vô khuẩn
    15. 15.  Nếu cuống rốn tiết dịch nhiều, NVYT dùng que gòn rửa bằng dung dịch NaCl 8% làm sạch hoàn toàn cuống rốn.
    16.  Nhỏ mắt cho bé bằng dung dịch  Nacl 0,9%
    17.  Mặc tả, đội nón, mang bao tay, bao chân, quấn khăn lông.
    18.  Đặt bé nằm cạnh mẹ
    19.  Thu dọn dụng cụ
    20.  Ghi hồ sơ bệnh án

    Ghi chú:

    1. Giữ ấm bé trong suốt quá trình tắm
    2. Mở kẹp rốn khi rốn khô (khoảng ngày thứ 3 sau sanh)
    3. Trong lúc tắm luôn quan sát các bất thường của bé như: màu da, nghe tiếng trẻ khóc (khóc lớn hay rên nhỏ…), những dị tật bẩm sinh bên ngoài như chân khoèo, gãy xương đòn (dùng tay kiểm tra sự liên tục của xương đòn), liệt đám rối cánh tay (tay bé ít vận động), trật khớp háng, khi đặt bé nằm trên bàn, bé nằm nghiêng khép chân về một phía, nhân viên y tế càng cố mở rộng 2 chân thì bé càng khóc to.
    4. Trường hợp bé có bướu huyết thanh, hướng dẫn sản phụ:

    + Tránh đặt bé nằm về phía có bướu huyết thanh

    + Hướng dẫn theo dõi kích thước bướu huyết thanh và tình trạng vàng da của bé nếu thấy kích thước không nhỏ hoặc lớn dần → báo bác sĩ ngay

    5. Trường hợp rốn tiết dịch nhiều, hôi, có mủ, máu… phải vệ sinh cuống rốn.
    6. Trong khi tắm bé, hướng dẫn sản phụ cách tắm bé và chăm sóc rốn.
    7. Không tắm bé ngay sau khi bé bú. 

    VI. AN TOÀN NGƯỜI BỆNH

    NGUY CƠ – TAI BIẾN

    PHÒNG NGỪA

    Nhiễm khuẩn

    - Đảm bảo dụng cụ vô khuẩn và thực hiện đúng các kỹ thuật vô khuẩn khi chăm sóc bé
    - Sử dụng dụng cụ riêng cho mỗi bé (gạc, que kim mở kẹp rốn, thau…)
    - Tắm bé bằng nước sạch, ấm
    - Đảm bảo nguyên tắc:
    + Từ trên xuống dưới
    + Từ vùng sạch đến vùng dơ

    Nhầm bé

    - Mỗi bé chỉ được 1 NHS thực hiện kỹ thuật tắm và chăm sóc rốn.
    - Trong suốt quá trình tắm bé luôn có sản phụ hoặc thân nhân đứng cạnh.
    - Nhắc sản phụ đeo lắc tay bé trong thời gian nằm tại bệnh viện và không nhờ người lạ bế bé dùm.

    Rớt bé

    - Đặt bé ở vị trí an tòan khi tắm
    - NVYT luôn đứng cạnh bé và  tập trung trong suốt quá trình tắm (không nói chuyện riêng hoặc nghe điện thoại)
    - Thao tác bế bé cẩn thận (khi gội đầu: đầu bé nằm gọn trên tay NVYT, thân, mông, chân bé kẹp sát vào hông NVYT)
    - Cẩn thận động tác khi trao bé cho sản phụ hoặc thân nhân.

    Hạ thân nhiệt

    - Phòng tắm bé kín, tắt quạt, máy lạnh.
    - Nhiệt độ nước tắm bé phù hợp (370).
    - Tắm bé từng phần, tắm đến đâu bộc lộ và lau khô đến đó.
    - Không nên kéo dài thời gian tắm quá lâu. Thời gian tắm bé trung bình từ 5 phút đến 7 phút.
    - Sau khi hoàn tất kỹ thuật tắm bé phải ủ ấm ngay.
    - Trong quá trình tắm, quan sát phát hiện bé có dấu hiệu tím môi, chi… ngưng ngay kỹ thuật tắm và ủ ấm ngay hoặc trình bác sĩ.
    - Thời điểm tắm: không nên tắm quá sớm  (<7 giờ) hoặc quá trễ (>16 giờ).

    Phỏng da

    - Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm bé.
    - Không để dung dịch cồn tiếp xúc vào da và mắt bé.

    Trầy xướt

    - NVYT cắt ngắn móng tay, không đeo trang sức khi tắm bé.
    - Thao tác kỹ thuật phải nhẹ nhàng, đặc biệt khi tháo kẹp rốn tránh làm trầy xướt da vùng bụng của bé.

     

    CNHS. Lê Thị Mai Liên

    Connect with Tu Du Hospital