Khoa Dược – BV Từ Dũ

    Bộ Thực phẩm và Dinh dưỡng (Food and Nutrition Board) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (National  Academy of Sciences) đã đưa ra các khuyến nghị về nhu cầu chất dinh dưỡng gọi là DRIs (Dietary Reference Intakes) để thay cho RDA cũ. Các giá trị này thay đổi theo tuổi và giới tính, bao gồm : 

    • RDA (Recommended Dietary Allowance): cho biết lượng dưỡng chất cần thu nhận đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho hầu hết (97 - 98%) những người khỏe mạnh theo từng nhóm. Việc phân nhóm dựa trên giới tính và tuổi và đã được nghiên cứu.
    •  
    • AI (Adequate Intake): được thiết lập khi không đủ dữ liệu để tính RDA và là một ước tính khác cho biết lượng chất dinh dưỡng cần thiết.
    •  
    • UL (Tolerable Upper Intake Level): là số lượng cao nhất của chất dinh dưỡng được thu nhận hàng ngày mà không gây tác dụng có hại cho sức khỏe.

    1. Khuyến cáo về nhu cầu hàng ngày của canxi
    Bảng 1.1. Mức tiêu thụ vừa đủ (AI) của canxi

    Tuổi

    Nam
    (mg/ngày)

    Nữ
    (mg/ngày)

    Phụ nữ mang thai
    (mg/ngày)

    Phụ nữ cho con bú
    (mg/ngày)

    0 - 6 tháng

    210

    210

       

    7 - 12 tháng

    270

    270

       

    1 - 3 tuổi

    500

    500

       

    4 - 8 tuổi

    800

    800

       

    9 - 13 tuổi

    1,300

    1,300

       

    14 - 18 tuổi

    1,300

    1,300

    1,300

    1,300

    19 - 50 tuổi

    1,000

    1,000

    1,000

    1,000

    > 50 tuổi

    1,200

    1,200

       

     

    Bảng 1.2. Mức tiêu thụ tối đa chấp nhận được (UL) của  canxi

    Tuổi

    Nam
    (mg/ngày)

    Nữ
    (mg/ngày)

    Phụ nữ mang thai
    (mg/ngày)

    Phụ nữ cho con bú
    (mg/ngày)

    0 - 12 tháng

    Không thiết lập

    Không thiết lập

       

    1 - 13 tuổi

    2,500

    2,500

       

    14 - 50 tuổi

    2,500

    2,500

    2,500

    2,500

    > 51 tuổi

    2,500 

    2,500 

       

    Bảng 1.3. Hàm lượng canxi nguyên tố

    Muối canxi

    % canxi

    mEq Ca++/g

    Calcium glubionate

    6.5

    3.3

    Calcium gluconate

    9.3

    4.6

    Calcium lactate

    13

    9.2

    Calcium citrate

    21

    12

    Calcium acetate

    25

    12.6

    Tricalcium phosphate

    39

    19.3

    Calcium carbonate

    40

    20

    Calcium chloride

    27.3

    13.6

    Calcium gluceptate

    8.2

    4.1

     

    Bảng 1.4. Một số biệt dược chứa canxi

    Biệt dược

    Thành phần hoạt chất

    Lượng canxi nguyên tố trong mỗi viên
    (/gói /ống)

    Liquical 400® (Viên)*

    Ca carbonate 400 mg; vit. D3 200 IU

    160 mg

    Torecals®  (Viên)

    Ca carbonate 750 mg; cholecalciferol 0.1 mg

    300 mg

    M Cal-250®  (Viên) *

    Ca carbonate 625 mg; cholecalciferol 200 IU; chất khác

    250 mg

    Korucal®  (Viên)

    Ca carbonate 750 mg; cholecalciferol 100 IU

    300 mg

    Calci-D® (Viên)

    Ca carbonate 750mg; vit. D3 60 IU

    300 mg

    Briozcal® (Viên)

    Ca carbonate 1250 mg; vit. D3 125 IU

    500 mg

    Trucal®(Viên)

    Ca carbonate 625 mg; vit. D3 200 mg; chất khác

    250 mg

    Osteomax® (Viên)

    Ca carbonate; vit. D3 100 IU; chất khác

    400 mg

    Revitan Calcium D3®
    (Viên nén nhai)

    Ca carbonate; vit. D3 200 IU

    400 mg

    Ostram ® 0.6g
    (Bột pha hỗn dịch uống)

    Tricalcium phosphate 1.65 g

    600 mg

    Calcium corbière®  
    (Ống uống 10ml)

    Ca glucoheptonate 1.1 g; chất khác

    90 mg

    Tonicalcium®
    (Ống uống 10ml)

    Ca ascorbate 0.5 g; chất khác

    51.2 mg














    Cách dùng

       
    • Hai muối thường gặp trong các chế phẩm bổ sung canxi là carbonate và citrate. Canxi carbonate có tỷ lệ (%) canxi cao nhất (40%), nên  uống lúc bụng no để tăng hấp thu.
    • Canxi citrate không bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị nên không cần uống lúc bụng no và ít gây tác dụng phụ trên dạ dày-ruột.
    •  
    • Sự hấp thu canxi phụ thuộc vào tổng lượng canxi nguyên tố được sử dụng mỗi lần, tỷ lệ hấp thu giảm khi gia tăng số lượng. Khả năng hấp thu cao nhất ở liều  ≤ 500-600 mg. Vì vậy, nếu cần sử dụng 1.000 mg canxi mỗi ngày dưới dạng các chế phẩm bổ sung thì có thể chia đôi liều này, uống 500 mg x 2 lần/ngày.
    •  
    • Tác dụng phụ gồm có đầy hơi, khó chịu, táo bón (có thể giảm bớt bằng cách chia nhỏ liều, uống thuốc vào bữa ăn hoặc thay đổi chế phẩm đang dùng.

    Tương tác thuốc

       
    • Canxi có thể làm giảm hấp thu của các thuốc sau nếu sử dụng đồng thời: biphosphonates, nhóm kháng sinh fluoroquinolone và tetracycline, levothyroxine, phenytoin, tiludronate disodium.
    •  
    • Thuốc lợi tiểu thiazide có thể tương tác với các chế phẩm canxi carbonate và vitamin D, gia tăng nguy cơ tăng canxi huyết và canxi niệu. Thuốc kháng acid chứa aluminum và magnesium tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Thuốc nhuận trường kích thích và dầu khoáng làm giảm hấp thu canxi. Glucocorticoids, như prednisone, có thể gây thiếu hụt canxi và loãng xương nếu dùng trong nhiều tháng.

    2. Khuyến cáo về nhu cầu hàng ngày của sắt

    Bảng 2.1. Lượng khuyến cáo cho khẩu phần ăn hàng ngày (RDA) của sắt đối với trẻ từ  7-12 tháng, trẻ em lớn và người trưởng thành

    Tuổi

    Nam
    (mg/ngày) 

    Nữ
    (mg/ngày) 

    Phụ nữ mang thai
    (mg/ngày) 

    Phụ nữ cho con bú
    (mg/ngày) 

    7 - 12 tháng

    11

    11

    Chưa có dữ liệu

    Chưa có dữ liệu

    1 - 3 tuổi

    7

    7

    Chưa có dữ liệu

    Chưa có dữ liệu

    4 - 8 tuổi

    10

    10

    Chưa có dữ liệu

    Chưa có dữ liệu

    9 - 13 tuổi

    8

    8

    Chưa có dữ liệu

    Chưa có dữ liệu

    14 - 18 tuổi

    11

    15

    27

    10

    19 - 50 tuổi

    8

    18

    27

    9

    > 51 tuổi

    8

    8

    Chưa có dữ liệu

    Chưa có dữ liệu

    • Trẻ sinh đủ tháng và khỏe mạnh có sẵn nguồn cung cấp chất sắt trong 4 đến 6 tháng tuổi. Không có đủ thông tin để thiết lập RDA của sắt đối với trẻ từ 0-6 tháng. Lượng sắt cung cấp được khuyến cáo cho nhóm tuổi này dựa vào AI phản ánh nhu cầu sắt trung bình của trẻ khỏe mạnh bú sữa mẹ.

    Bảng  2.2. AI của sắt ở trẻ từ 0-6 tháng

    Tuổi
    (tháng) 

    Nam và nữ
    (mg/ngày) 

    0 - 6

    0.27

    Bảng 2.3. UL của sắt đối với trẻ nhỏ từ 7-12 tháng, trẻ em lớn và người trưởng thành

    Tuổi

    Nam
    (mg/ngày) 

    Nữ
    (mg/ngày) 

    Phụ nữ mang thai
    (mg/ngày) 

    Phụ nữ cho con bú
    (mg/ngày) 

    7 - 12 tháng

    40

    40

    Chưa có dữ liệu

    Chưa có dữ liệu

    1 - 13 tuổi

    40

    40

    Chưa có dữ liệu

    Chưa có dữ liệu

    14 - 18 tuổi

    45

    45

    45

    45

    > 19 tuổi

    45

    45

    45

    45

    Các yếu tố ảnh hưởng sự hấp thu sắt 

    • Hấp thu sắt có liên quan đến lượng sắt chứa trong cơ thể và từ nguồn thực phẩm. Người trưởng thành khỏe mạnh hấp thu khoảng 10% - 15% chất sắt từ thức ăn, nhưng khả năng hấp thu bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố.
    •  
    • Lượng sắt dự trữ của cơ thể ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hấp thu sắt. Hấp thu sắt tăng khi dự trữ sắt trong cơ thể xuống thấp. Khi lượng sắt dự trữ cao, sự hấp thu giảm để chống ngộ độc do thừa sắt. Hấp thu sắt cũng bị ảnh hưởng bởi loại sắt có trong thức ăn. Sắt heme có trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật dễ hấp thu, khoảng 15% - 35%, và ít bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Ngược lại, sắt non-heme có trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (gạo, bắp, đậu đen, đậu nành và lúa mì) có mức hấp thu là 2% - 20% và bị ảnh hưởng đáng kể bởi các loại thức ăn.
    •  
    • Các muối sắt dễ hấp thu nhất: sắt fumarate, sắt sulfate, và sắt gluconate. 

    Muối sắt

    % sắt nguyên tố

    Sắt sulfate

    20

    Sắt sulfate (đông khô)

    30

    Sắt gluconate

    12

    Sắt fumarate

    33




    Bảng 2.4. Hàm lượng sắt nguyên tố trong các muối sắt
     

     




    • Lượng sắt hấp thu giảm khi gia tăng liều dùng, nên chia lượng sắt bổ sung hàng ngày thành 2 hay 3 liều bằng nhau.
    •  
    • Liều điều trị của các chế phẩm sắt trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt, có thể gây tác dụng phụ ở dạ dày ruột như buồn nôn, nôn ói, táo bón, tiêu chảy, phân đen, và/hay đau bụng. Khởi đầu bằng nửa liều khuyến cáo và tăng dần đến liều điều trị sẽ giảm thiểu các tác dụng phụ này. Chia thành các liều và uống thuốc vào bữa ăn có thể giảm bớt các triệu chứng này.

    Bảng 2.5. Một số biệt dược chứa sắt

    Biệt dược

    Muối sắt, acid folic

    Lượng sắt nguyên tố trong mỗi viên (/lọ)

    Adofex®

    Sắt aminoate; acid folic 1.5 mg; chất khác

    60 mg

    Saferon®

    Phức hợp Hydroxide Polymaltose sắt;
    acid folic 500 mcg

    100 mg

    Ferup®

    Sắt fumarate 152 mg; acid folic 15 mcg; chất khác

    50.16 mg

    Feroserin®

    Sắt sulfate 107.2 mg; acid folic 500 mcg; chất khác

    34.5 mg

    Ferrovit®

    Sắt fumarate 162 mg; acid folic 750 mcg; chất khác

    53.46 mg

    Zincoglobin®

    Sắt fumarate 100 mg; acid folic 300 mcg; chất khác

    33 mg

    Tardyferon B9®

    Sắt sulfate; acid folic 350 mcg

    50 mg

    Sangobion®

    Sắt gluconate 250 mg; acid folic 1.0 mg; chất khác

    30 mg

    Femolbin®

    Sắt sulfate 95.70 mg; acid folic 500 mcg; chất khác

    30.78 mg

    Ferium®XT

    Sắt ascorbate; acid folic 1.5 mg

    100 mg

    Iberet-500®

    Sắt sulfate 525 mg; chất khác

    105 mg

    Ferlatum®

    Sắt proteinsuccinylate 800 mg

    40 mg

    Khoa Dược

    Connect with Tu Du Hospital