CN. Trần Thanh Tuyền
    Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Từ Dũ

    Nhiễm trùng bệnh viện (NTBV) ở nước ta hiện nay nói riêng và thế giới nói chung đang là một thách thức lớn cho các bệnh viện vì tỉ lệ nhiễm khuẩn ngày càng cao. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao hạn chế được NTBV nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh, nhân viên y tế và cho toàn xã hội.

    Nhiễm trùng bệnh viện chắc chắn có liên quan đến sự tăng tỉ lệ bệnh nặng, tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí chăm sóc bệnh.

    Nhiễm trùng bệnh viện làm tăng khả năng đề kháng của thuốc vì bệnh viện là nơi tập trung sử dụng các kháng sinh trong điều trị đặc biệt đối với các bệnh nặng, do vậy các vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại kháng sinh và các kháng sinh mới.

    Tổ chức Y Tế Thế giới đã có những khuyến cáo về việc sử dụng kháng sinh hợp lý nhằm khống chế sự phát triển tính đề kháng của vi khuẩn .

    Tại Việt Nam Bộ Y tế rất quan tâm đến mức độ và diễn tiến kháng thuốc của các vi khuẩn và đang tiến hành các chương trình trọng điểm quốc gia để giám sát và kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện

    NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN (Hospital Infection)

    Là nhiễm trùng mắc phải trong thời gian nằm viện mà nhiễm trùng đó không có triệu chứng lâm sàng hoặc đang ủ bệnh tại thời điểm nằm viện.

    Nhiễm trùng xảy ra 48 đến 72 giờ và trong vòng 10 ngày sau khi bệnh nhân xuất viện được coi là nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (trừ viêm dạ dày ruột do Norwalk virus thời gian ủ bệnh ngắn hơn 48 giờ, viêm gan siêu vi A lâu hơn 10 ngày).

    Tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện là một tỉ lệ rất quan trọng, phản ánh chuyên môn của một bệnh viện, liên quan đến sự an toàn của cả người bệnh và nhân viên y tế. Tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện trên toàn thế giới từ 3,5 – 10% tổng số người bệnh nhập viện, và ở bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 1,4 triệu người bị mắc nhiễm trùng bệnh viện .

    Các nguyên nhân gây nhiễm trùng bệnh viện 

    • Do không khí trong môi trường bệnh viện bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng bệnh viện lây lan theo các giọt nhỏ hoặc các hạt bụi lơ lửng trong không khí, gần đây người ta còn chú ý tới vai trò của các các máy điều hòa nhiệt độ trong sư lây truyền vi khuẩn Legionella pneumophila gây viêm phổi.
    •  
    • Do thực hiện nhiều thủ thuật xâm lấn, do dụng cụ y tế, thực phẩm, nước bị nhiễm khuẩn.
    •  
    • Do nhân viên y tế đặc biệt là bàn tay nhân viên y tế trước và sau khi chăm sóc bệnh được xem là nguyên nhân quan trọng nhất.
    •  
    • Do sự lây lan từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác trong thời gian nằm viện, đôi khi do những người nhà thăm nuôi bệnh, có thể là những người đang nhiễm khuẩn, những người đang trong thời kỳ ủ bệnh hoặc là người lành mang trùng.
    •  

    Các nhiễm trùng bệnh viện thường gặp 

    • Nhiễm trùng huyết (gặp ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch ...).Tác nhân thường gặp là Staphylococcus aureus, Enterococci, ...
    •  
    • Nhiễm trùng đường hô hấp điển hình là viêm phổi (ở người lớn tuổi, những bệnh nhân dùng máy thở , ...). Tác nhân thường gặp là vi khuẩn Gram âm, Streptococcus pneumoniae ...
    •  
    • Nhiễm trùng tiểu (gặp ở người lớn tuổi, phụ nữ, những bệnh nhân nặng có mang ống thông tiểu ...). Các vi khuẩn thường gặp: Gram (-) , Gram (+), Candida sp ...
    •  
    • Nhiễm trùng vết mổ ngoại khoa là một nhiễm trùng bệnh viện rất thường gặp. Tác nhân chủ yếu là vi khuẩn Gram (-), Gram (+) chủ yếu là S.aureus, Enterococci, và các vi khuẩn khác ...
    Sau đây là khảo cứu nhiễm trùng hậu sản (bệnh phẩm là sản dịch) tại phòng Vi sinh của môt bệnh viện phụ sản ở thành phố HCM từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2010.

    Thống kê trên 129 bệnh nhân trong đó có 111 ca dương tính với tỉ lệ 86%, một bệnh nhân có thể nhiễm 1 hoặc 2 tác  nhân gây bệnh. Trong số các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng hậu sản thì E.coli  chiếm tỉ lệ hàng đầu 42.5%, sau đó là Enterococci 16.4%, Enterobacter 10.3%, Staphylococci 10.3%, Streptococci 7.5%, Acinetobacter sp 5.5%, Klebsiellla sp  3.4%, Proteus sp 2.7%, Pseudomonas sp 1.4%.

    Thống kê đề kháng kháng sinh trong quý 1 năm 2010 điển hình Escherichia coli

     

    Kháng sinh

    Escherichia coli

    I.b-LACTAM:

    Tổng số VK

    Nhạy

    % Nhạy

    Trung gian

    % Trung gian

    Kháng

    % Kháng

    1. Ticarcillin

    163

    142

    87.12

    17

    10.43

    4

    2.45

    2. Augmentin

    163

    76

    46.63

    46

    28.22

    41

    25.15

    3. Ampicillin

    163

    2

    1.23

    0

    0.00

    161

    98.77

    II. Cephalosporin:

    1. Cefepime

    163

    67

    41.10

    23

    14.11

    73

    44.79

    2. Cefuroxime

    163

    31

    19.02

    13

    7.98

    119

    73.01

    3. Ceftriaxone

    163

    50

    30.67

    3.00

    113

    66.33

    4. Cefotaxime

    163

    50

    30.67

    3.00

    113

    66.33

    5. Cefaclor

    163

    21

    12.88

    5

    3.07

    137

    84.05

    III. Aminoglycoside:

    1. Amikacin

    163

    121

    74.23

    23

    14.11

    19

    11.66

    2. Netilmicin

    163

    32

    19.63

    100

    61.35

    31

    19.02

    3. Gentamicin

    163

    8

    4.91

    45

    27.61

    110

    67.48

    4. Tobramycin

    163

    8

    4.91

    45

    27.61

    110

    67.48

    IV. Quinolone:

    1. Ciprofloxacin

    163

    67

    41.10

    15

    9.20

    81

    49.69

    2. Ofloxacin

    163

    67

    41.10

    15

    9.20

    81

    49.69

    3. Levofloxacin

    163

    67

    41.10

    15

    9.20

    81

    49.69

    VI. Tetracycline:

    Doxycycline

    163

    10

    6.13

    21

    12.88

    132

    80.98

    VII.Chloramphenicol

    163

    67

    41.10

    8

    4.91

    88

    53.99

    VII. Imipenem

    163

    154

    94.48

    7

    4.29

    2

    1.23

    IX. Khác

    Trimethoprim/Sulfamethoxazole

    163

    14

    8.59

    0

    0.00

    149

    91.41

    Qua cuộc khảo cứu này chúng ta nhận thấy rằng tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện rất đáng lo ngại và nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ làm tăng sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn. Hiện nay, việc xuất hiện các chủng tụ cầu kháng methicillin, các loại Enterococci kháng vancomycine, các vi khuẩn Gram âm tiết beta-lactamase kháng đa kháng sinh  đang đặt cho bệnh viện và ngành y tế nhiều vấn đề cần giải quyết.

     Kiểm soát nhiễm trùng và các biện pháp phòng ngừa 

    - Loại bỏ nguồn nhiễm.
    - Ngăn chặn đường lan truyền vi khuẩn.
    - Tăng cường sức đề kháng của bệnh nhân.
    - Nhân viên y tế phải thường xuyên rửa tay đúng quy cách trước và sau khi mổ hay sau khi xử lý vật dụng cho bệnh nhân.
    - Nhân viên y tế phải mang găng tay khi phải tiếp xúc với máu, chất dịch, chất tiết, chất thải và những đồ vật nhiễm trùng.
    - Nhân viên y tế phải cẩn thận khi sử dụng kim, dao mổ và dụng cụ bén nhọn; phải dùng khẩu trang.
    - Bệnh viện phải đủ phương tiện chăm sóc hàng ngày, lau chui, tẩy uế các bề mặt môi trường bệnh viện....
    - Bệnh viện phải xếp các bệnh nhân không vệ sinh, tiêu tiểu không kiểm soát vào phòng riêng.
    - Bệnh viện phải đảm bảo vật dụng dùng lại như ống nội soi,... đã được tiệt trùng đúng mức.

    Để thực hiện tốt vấn đề trên cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bác sĩ lâm sàng và cận lâm sàng. Ngày nay các bệnh HIV, viêm gan do virus... là nguy cơ có thật cho nhân viên y tế và bệnh nhân nằm viện thì kỹ thuật vô trùng và công tác  kiểm tra vô trùng bệnh viện là những biện pháp cơ bản có giá trị hàng đầu trong phòng chống nhiễm trùng bệnh viện.

     Tài liệu tham khảo

    Sách vi sinh y học - Đại học Y dược Tp.HCM


    Connect with Tu Du Hospital