Tế bào mầm là phân loại tế bào không biệt hóa có thể biệt hóa thành những loại tế bào chuyên biệt. Thông thường tế bào mầm phân thành 2 loại chính:

    Phôi được tạo ra trong giai đoạn phân bào suốt quá trình phát triển phôi học (tế bào mầm phôi)
    Mô người trưởng thành (tế bào mầm trưởng thành)
    Cả 2 loại đặc trưng bởi khả năng tiềm ẩn biệt hóa thành các loại tế bào khác biệt (như da, cơ, xương…)


    Tế bào mầm trưởng thành

    Tế bào mầm trưởng thành hay thuộc cơ thể tồn tại trong cơ thể sau phát triển phôi được tìm thấy trong các loại mô khác biệt như não, tủy xương, máu, mạch máu, cơ, da và gan. Chúng vẫn im lặng hay không phân chia trong nhiều năm cho đến khi hoạt hóa lại do bệnh hay mô bị tổn thương.

    Tế bào mầm trưởng thành có thể phân chia hay tự làm mới, khiến chúng tạo ra một loạt các loại tế bào từ cơ quan gốc hay tái tạo lại toàn bộ cơ quan gốc. Người ta nghĩ rằng tế bào mầm trưởng thành bị giới hạn khả năng biệt hóa

    Tế bào mầm phôi

    Bắt nguồn từ phôi người 4-5 ngày tuổi trong giai đoạn bì phôi. Phôi thường dư ra trong IVF (thụ tinh ống nghiệm) nơi mà vài trứng được thụ tinh trong ống, nhưng chỉ một trong chúng được cấy ghép vào sản phụ.

    Sản xuất bắt đầu khi tinh trùng thụ tinh với trứng để tạo tế bào độc nhất là hợp tử. Hợp tử bắt đầu một loạt phân chia, tạo 2,4,8,16 tế bào… Sau 4-6 ngày, trước khi cấy ghép vào tử cung, khối tế bào này gọi là nguyên bào phôi. Nguyên bào phôi gồm lớp tế bào trong (nguyên bào phôi) và lớp ngoài (trophoblast). Lớp tế bào ngoài trở thành nhau, lớp trong là nhóm tế bào biệt hóa thành tất cả cấu trúc của cơ quan người lớn. Lớp sau cùng là nguồn gốc tế bào phôi. Tế bào totipotent (tế bào có khả năng phát triển thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể).

    Điều trị bệnh não

    Tế bào và mô thay thế có thể dùng để điều trị bệnh não như là Parkinson và Alzheimer bằng bổ sung mô hỏng, mang trở lại các tế bào não biệt hóa giữ cho các cơ khỏi chuyển động. Tế bào mầm phôi gần đây hướng biệt hóa thành các loại tế bào này, nên việc điều trị hứa hẹn.

    Điều trị bệnh tim

    Tế bào tim khỏe mạnh phát triển trong labo một ngày gần đây có thể cấy ghép vào bệnh nhân bệnh tim, tái tạo mô khỏe mạnh. Tương tự, người bệnh tiểu đường type 1 có thể nhận được tế bào tụy thay thế tế bào sản xuất insulin đã mất hay phân hủy bởi hệ miễn dịch của bệnh nhân. Liệu pháp điều trị hiện tại là cấy ghép tụy có vẻ ít xảy ra do có quá ít nhu mô tụy.

    Điều trị bệnh máu

    Tế bào mầm tạo máu thấy trong máu và tủy xương có thể dùng trong nhiều năm để điều trị leukemia, thiếu máu hình liềm hay khiếm khuyết miễn dịch. Những tế bào có thể sản xuất nhiều loại tế bào máu, như là hồng cầu mang oxygen để chống lại bệnh. Nhưng khó khăn trong trích tế bào này qua cấy ghép tủy xương không xâm lấn. Tuy nhiên tế bào mầm tạo máu có thể tìm thấy trong dây rốn và bánh nhau. Điều đó dẫn tới việc các nhà khoa học kêu gọi thành lập ngân hàng máu cuống rốn để phát huy tiềm năng của tế bào này và giảm nguy cơ điều trị thải ghép của cơ thể.

    Khám phá khoa học chung

    Nghiên cứu tế bào mầm cũng rất hữu ích trong nghiên cứu sự phát triển loài người. Tế bào mầm không biệt hóa cuối cùng biệt hóa từng phần vì gen đặc biệt mở hay đóng. Các chuyên gia nghiên cứu tế bào mầm có thể làm sáng tỏ vai trò của gen quyết định đặc điểm di truyền hay biến đổi gen mà chúng ta nhận được. Ung thư hay những khiếm khuyết bẩm sinh cũng bị ảnh hưởng bởi phân chia tế bào bất thường. Liệu pháp mới cho bệnh tật có thể phát triển nếu chúng ta hiểu hơn những tác nhân đó tấn công cơ thể người như thế nào.

    Nguyên nhân khác tại sao nghiên cứu tế bào mầm được theo đuổi là để phát triển thuốc mới. Các nhà khoa học có thể đo lường hiệu quả thuốc trên sức khỏe, mô bình thường bằng cách test thuốc trên tế bào mầm hơn là test thuốc trên người tình nguyện.

    Nguồn:

    http://www.medicalnewstoday.com/info/stem_cell/

                                                                            BS. Phạm Thị Mỹ Thanh (Dịch)
      Khoa Sản E – BV Từ Dũ

    Connect with Tu Du Hospital