Ảnh: CDC. |
- Liên cầu khuẩn nhóm B là vi trùng gây nhiễm trùng sơ sinh thường gặp nhất, có thể gây tử vong.
- Liên cầu khuẩn nhóm B là vi khuẩn thường gặp ở phụ nữ khỏe mạnh, đôi khi không có triệu chứng, không gây bệnh.Tuy nhiên, trong lúc mang thai, các thai phụ mang mầm bệnh có thể lây truyền cho em bé khi sinh (tỷ lệ lây truyền là 25%) do đó thật cần thiết khi các thai phụ từ 35-37 tuần phải tầm soát xem mình có bị nhiễm GBS hay không?
2. Dự phòng bằng cách nào?Ảnh: CDC. |
- Bạn nên đề nghị với bác sĩ của bạn tầm soát GBS. Đây là một xét nghiệm đơn giản được thực hiện ở thai 35-37 tuần, lấy dịch âm đạo và hậu môn xét nghiệm mà không gây bất kỳ khó chịu nào cho bạn.
- Mỗi lần bạn mang thai thì phải được làm xét nghiệm tầm soát.
- Kháng sinh rất có hiệu quả trong điều trị bệnh, tuy nhiên tỷ lệ tái nhiễm có thể trở lại. Do đó chỉ nên cho kháng sinh lúc vào chuyển dạ.
3. Nếu bạn nhiễm GBS bạn phải làm gì?
- Bạn phải báo kết quả của mình cho bác sĩ và nữ hộ sinh biết khi bạn có chỉ định mổ hay chuyển dạ.Kháng sinh nên được cho ít nhất 4 giờ trước khi chuyển dạ (tốt nhất).
- Nếu bạn vào bệnh viện khi đã có chuyển dạ, hãy báo cho bác sĩ biết bạn bị nhiễm GBS. Kháng sinh cũng sẽ được tiêm để ngăn ngừa lây nhiễm cho con bạn.
- Ngay cả khi bạn nhiễm GBS thì không ảnh hưởng gì đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Bs. Phạm Thanh Hải
Tổ NCKH - P.KHTH - BV Từ Dũ
Theo CDC
Tổ NCKH - P.KHTH - BV Từ Dũ
Theo CDC