Huỳnh Thị Hồng Gấm
Chi đoàn Cận lâm sàng
Thứ bảy, 30 tháng 7 vừa qua, Đoàn thanh niên bệnh viện Từ Dũ chúng tôi đã có một chuyến đi miền Tây yêu thương và đáng nhớ. Vĩnh Long cách TP. HCM khá xa, đoàn xe đã lăn bá
nh khi những giọt sương còn đọng mình trên lá. Sau hơn 3 giờ, với không ít lần hỏi người dân đường đi, Đoàn chúng tôi cũng đã đến được Uỷ ban nhân dân xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Đồng hành với Đoàn chúng tôi là Đoàn công tác của bệnh viện Nhi đồng 1 và Phòng cảnh sát giao thông TP.HCM. Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn hơn khi bệnh viện của bà mẹ được sát c
Cũng như bao chuyến công tác từ thiện khác, Đoàn được đón tiếp nồng hậu bởi những con người miền Tây hiền hòa, chân chất. Nào là những trái dừa nước ngọt lịm như tình cảm quê hương hay những trái chôm chôm vừa mới bẻ trong vườn ngọt thanh tao kỳ lạ không thể tả hết. Chúng tôi cảm thấy mình có giá trị hơn, được tôn trọng hơn khi được chính vị Bí thư huyện ủy Mang Thít bắt tay chào đón, bởi nào giờ có mấy ai đã từng tay bắt mặt mừng với vị Bí thư quận ủy của mình đâu.ánh bên bệnh viện trẻ em, và tuyệt vời nào bằng khi các y bác sĩ được các anh chị ngành công an tháp tùng,…
Khi Đoàn mới bắt đầu khám bệnh, bà con không đông lắm. Đoàn chúng tôi ai cũng vui buồn lẫn lộn. Vui là vì theo tình hình này, tiên lượng là kết thúc khám bệnh sớm, Đoàn sẽ có thời gian rộng rãi để khám phá vùng đất Vĩnh Long thân yêu. Trong niềm vui ấy vẫn chan chứa một nỗi buồn man mác khi những thùng thuốc vẫn còn đầy ắp, thương cho bà con nghèo vùng xâu vùng xa bỏ lỡ một cơ hội được bác sĩ đầu ngành sản phụ khoa thăm khám. Niềm vui trong chúng tôi dần dần chuyển sang cung bậc khác, bà con đến mỗi ngày một đông hơn, chúng tôi nói đùa với nhau là “Thuốc càng bán càng đắt khách”. Thật cảm động khi một số cô, dì, sau khi nhận thuốc, hỏi thêm “Em ơi, Đoàn mình khám đến khi nào, để chị về nhà kêu con nhỏ em ra khám”. Câu nói mộc mạc, thiệt tình của chị làm chúng tôi vô cùng khó mở lời, cuối cùng cũng phải méo miệng trả lời là “dạ, chị ơi, Đoàn khám mười lăm phút nữa chị ạ”. Nét mặt chị thoáng buồn ra về vì không gọi kịp đứa em ra khám. Thật lòng, Đoàn chúng tôi cũng muốn khám thêm cho tất cả bà con tìm đến với mình, không quãng ngại thời gian. Khổ nổi, cả 4 thùng thuốc dự trù cho 200 bệnh phụ khoa cũng đã dần dần trống trơn. Lần này, trong nỗi buồn tiếc cho người nhà không kịp khám là niềm vui, niềm tự hào dâng lên trong lòng chúng tôi. Còn niềm vui nào bằng khi được bà con tín nhiệm, tin tưởng, giới thiệu người thân yêu của mình đến khám.
Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm trong cuộc sống. Dù biết rằng trên khắp đất nước chúng ta, đâu đó vẫn còn nhiều mãnh đời bất hạnh. Tôi vẫn không cầm lòng được trước hình ảnh một chị gái độ tuổi hơn 30, khóc nức nở như một đứa trẻ khi nghe bác sĩ nói nghi ngờ chị bị u bì buồng trứng, cần lên bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện Từ Dũ theo dõi và điều trị. Vốn xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó, trong tiếng khóc của chị ấy, tôi cảm nhận được một nỗi lo lắng to lớn và nỗi sợ hãi vô biên của người bệnh miền quê. Lo vì với cảnh sống chạy gạo từng bữa thì lấy đâu ra tiền mà lên các bệnh viện tuyến trên chữa bệnh. Sợ là vì người dân quê, nghe tiếng “u” là cứ nghĩ đến ung thư là chết, rồi bỏ con dại vất vưỡng,…Một chị khác cũng trên dưới ba mươi, rong kinh rong huyết kéo dài, khi nghe bác sĩ dặn dò cần lên bệnh viện tuyến trên để được chẩn đoán chính xác và điều trị đến nơi đến chốn, thiệt thà hỏi “ Bác sĩ ơi, đợi khi nào kiếm đủ tiền thì em mới đi được hông”. Tôi hỏi chị có bảo hiểm y tế không, chị nói là cuộc sống bữa no bữa đói thì lấy đâu ra tiền mà mua bảo hiểm y tế. Ôi, Thương quá những bà mẹ khó nhọc, cả đời lam lũ chỉ biết nghĩ đến gia đình, chồng con, bỏ mặc sức khỏe của bản thân mình. Nếu cho tôi một điều ước lúc này, tôi chỉ ước mong sao cho những hoàn cảnh ấy được điều trị khỏi bệnh, khỏe mạnh. Ước gì tất cả dân nghèo được hưởng bảo hiểm y tế, ước gì chính sách y tế chăm sóc sức khỏe người nghèo hoàn thiện hơn,… Dẫu biết rằng, thực tế đất nước ta còn khó khăn, nhưng không ai đóng thuế ước mơ. Mơ cho tất cả người dân mình đều được sống mạnh khỏe, có bệnh tật thì được chữa khỏi.
Một ngày nhôn nhịp, tất tả khám chữa bệnh, cấp phát thuốc rồi cũng kết thúc. Đoàn chúng tôi tạm biệt An Phước, trở lại thành phố thân yêu, về với mái nhà bệnh viện Từ Dũ thân thương. Đâu đó hình ảnh một bà mẹ trẻ, đang đèo con trên xe, nhiệt tình ngoáy đầu lại, chỉ đường đến Uỷ ban nhân dân xã, nào là những nụ cười rực cháy trên môi các em bé đầu trần, chân đất khi được ngấu nghiến mấy miếng Snack hay cầm trên tay những gói mì tôm, những cụ già vui mừng như đến rơi nước mắt khi được nhận một bao gạo nặng trịt. Theo chân Đoàn về Sài thành là những gương mặt mộc mạc, đôn hậu, chất phác cùng những chùm chôm chôm cuối mùa đỏ rực hay những quài dừa trĩu nặng. Chưa có lúc nào tôi thấy chôm chôm ngon như hôm nay, cũng chưa bao giờ tôi uống nước dừa ngọt thanh thót như bây giờ. Uống nước dừa như nước mắt quê hương. Quê hương chúng ta còn nghèo, đâu đây vẫn còn biết bao mãnh đời đang cần được chia sẻ, thương yêu. Thành công nhất đối với tôi trong chuyến đi lần này là Đoàn đã phát hiện bệnh cho một số chị em phụ nữ miền quê, giúp họ kịp thời được điều trị, tránh được các trường hợp khi lên đến bệnh viện Từ Dũ thì đôi khi đã quá muộn. Chuyến đi kết thúc, một tháng hè của lớp chính trị của tôi cũng khép lại. Tôi mỉm cười hạnh phúc khi cảm thấy mình đã làm được một cái gì đó nho nhỏ có ý nghĩa trong những ngày hè ngắn ngủi này. Tạm biệt An Phước thân yêu, thầm mong cho ngững bà con bệnh tật nơi đây sẽ mãi mãi yên bình, như tên gọi quê hương.