Ung thư cổ tử cung là ung thư đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong tại tại Việt Nam. Vì ung thư cổ tử cung có thể dự phòng và người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn tiền ung thư nên việc tầm soát và phát hiện sớm đổi tượng nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung là điều hết sức cần thiết.

    Ý thức được tầm quan trọng đó, đã từ lâu bệnh viện Từ Dũ đã triển khai nhiều chương trình đào tạo nhằm cập nhật, phổ biến, đào tạo liên tục về tầm soát ung thư cổ tử cung.

    Ngày 21/6/2018, bệnh viện Từ Dũ phối hợp cùng công ty Roche tiếp tục tổ chức hội thảo chuyên đề “Tầm soát ung thư cổ tử cung và Xử trí các trường hợp Pap’s bất thường” dưới sự chủ trì của Ths Bs. Lê Quang Thanh – Giám đốc bệnh viện, báo cáo viên là Ths Bs Lê Tự Phương Chi. Hội thảo đã thu hút rất đông sự quan tâm của quý bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện.

    Hội thảo một lần nữa nhấn mạnh một số điều sau đây:

    - Nhiễm dai dẳng một hoặc nhiều týp HPV nguy cơ cao (týp 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68). Trong đó nhiễm HPV týp 16 và 18 gây nên 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.

    - Đối tượng tầm soát: phụ nữ từ 21 tuổi trở lên và đã có quan hệ tình dục, mong muốn được tầm soát ung thư cổ tử cung.

    - Thời điểm ngưng tầm soát: người bệnh từ 65 tuổi trở lên có 3 lần Pap’s hoặc 2 lần  co-testing âm tính; hoặc người bệnh sau cắt tử cung vì bệnh lý lành tính.

    - Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (cổ điển hoặc nhúng dịch):

    • Áp dụng cho phụ nữ từ 21 tuổi trở lên
    • Nếu kết quả bình thường sẽ tầm soát lại sau 2 năm.

    - Xét nhiệm HPV (định tính nguy cơ cao hoặc định týp từng phẩn) chỉ áp dụng cho phụ nữ từ 25 tuổi trở lên.

    - Co-testing (tế bào học + HPV): chỉ áp dụng cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Nếu kết quả bình thường sẽ được tầm soát lại 5 năm sau. 

     

    BS. Nguyễn Lê Diệp

    Connect with Tu Du Hospital