Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Ảnh: Inmagine. |
Các yếu tố quyết định bệnh tim mạch và đái tháo đường týp 2 ở tuổi trưởng thành tăng lên nếu đã từng tăng cân nhanh trong thời kỳ nhũ nhi, đó là kết quả của một nghiên cứu mới do Tiến sĩ Ralph Leunissen (trung tâm Y khoa Erasmus, Rotterdam, Hà Lan) và đồng nghiệp thực hiện, đã được in trên Tạp chí Hội Y khoa Hoa kỳ số ra ngày 3 tháng 6 năm 2009.
Tăng cân nhanh hơn so với tăng chiều cao ở tuổi nhũ nhi có liên quan đến giảm độ nhạy cảm với insulin và giảm HDL cholesterol (high-density lipoprotein cholesterol) trong máu, cũng như liên quan đến tăng vòng eo và tăng triglyceride máu. Tăng cân nhanh trong 3 tháng đầu đời bất lợi hơn tăng cân chậm. Kết quả này cho thấy cần có nhiều nghiên cứu hơn để tìm xem các yếu tố nào quyết định sự tăng cân nhanh trong thời kỳ nhũ nhi, vì việc tìm ra các yếu tố này có thể giúp can thiệp làm giảm yếu tố nguy cơ phát triển bệnh lý tim mạch và đái tháo đường týp 2 khi lớn lên.
Tăng cân nhanh hơn so với tăng chiều cao ở tuổi nhũ nhi có liên quan đến giảm độ nhạy cảm với insulin và giảm HDL cholesterol (high-density lipoprotein cholesterol) trong máu, cũng như liên quan đến tăng vòng eo và tăng triglyceride máu. Tăng cân nhanh trong 3 tháng đầu đời bất lợi hơn tăng cân chậm. Kết quả này cho thấy cần có nhiều nghiên cứu hơn để tìm xem các yếu tố nào quyết định sự tăng cân nhanh trong thời kỳ nhũ nhi, vì việc tìm ra các yếu tố này có thể giúp can thiệp làm giảm yếu tố nguy cơ phát triển bệnh lý tim mạch và đái tháo đường týp 2 khi lớn lên.
Từ trước đến nay, các dữ liệu về cân nặng lúc sinh và tăng trưởng giai đoạn đầu đời vẫn chưa được nghiên cứu phân tích rõ ràng và chưa có những kết quả thống nhất. Vài nghiên cứu cho thấy cân nặng thấp lúc sinh có liên quan đến bệnh tim mạch và đái tháo đường týp 2 khi lớn lên, trong khi những nghiên cứu khác lại cho thấy rằng dạng tăng trưởng thời kỳ nhũ nhi và trẻ nhỏ là những yếu tố quyết định đối với yếu tố nguy cơ khi lớn lên. Các dữ liệu khác còn cho thấy tăng trưởng kém vào thời kỳ nhũ nhi, sau đó sau 2 tuổi vẫn không bắt kịp đà tăng trưởng có liên quan đến tăng nguy cơ của bệnh tim mạch khi lớn lên.
Trong nghiên cứu này, Leunissen và đồng nghiệp muốn xác định giai đoạn nào trong năm đầu đời có liên quan đến các yếu tố quyết định nguy cơ bệnh tim mạch. Họ đã thu nhập dữ liệu quan sát từ 217 người tình nguyện tuổi từ 18 đến 24 tham gia vào nghiên cứu Chương trình các yếu tố nguy cơ đối với tăng trưởng và chuyển hóa (Programming Factors for Growth and Metabolism - PROGRAM). Những người này được nhận vào nghiên cứu vì có chiều cao thấp khi sinh và có kích thước bình thường khi lớn lên hay có kích thước bình thường khi sinh và thấp khi lớn lên. Trong số 217 người tình nguyện, có 84 người thấp khi sinh và 129 bình thường khi sinh.
Tăng cân trong 3 tháng đầu có liên quan nghịch với độ nhạy cảm insulin và HDL- cholesterol. Những mối liên quan giữa tăng cân trong 3 tháng đầu và vòng eo, đáp ứng cấp với insulin, tỷ lệ cholesterol toàn phần với HDL cholesterol, và triglyceride là những mối liên quan thuận. Đáp ứng cấp với insulin có liên quan thuận với tăng cân từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 sau sinh, nhưng không thấy có liên quan với các giai đoạn khác như từ 6 tháng đến 9 tháng và 9 tháng đến 1 năm tuổi.
Một phân tích dưới nhóm đã được thực hiện trên 87 người tham gia, những người này tăng cân nhanh trong năm đầu. Mục đích để đánh giá mối liên quan có thể có giữa “nhịp điệu” tăng cân và các yếu tố quyết định bệnh tim mạch và đái tháo đường týp 2. Những người tăng cân nhanh trong 3 tháng đầu có mỡ cơ thể nhiều hơn, bị béo phì trung tâm và giảm nhạy cảm insulin ở tuổi vừa trưởng thành hơn những người tăng cân chậm. Tăng cân nhanh được định nghĩa là >0.67 độ lệch chuẩn so với trung bình.
Kết quả này cho thấy cân nặng so với tuổi thai thấp khi sinh không liên quan trực tiếp đến tiền sử bệnh lý tim mạch và đái tháo đường, nhưng tăng cân trong giai đoạn đầu đời thì lại có liên quan. Rất có thể, “nhịp điệu” tăng cân quan trọng hơn thời điểm tăng cân. Nhóm nghiên cứu cho rằng nguyên do làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch chưa rõ ràng, nhưng có thể chế độ ăn giàu dinh dưỡng làm tăng cân nhanh có thể có những tác dụng bất lợi lên các yếu tố nguy cơ tim mạch khi lớn lên. Ví dụ những trẻ nuôi bằng sữa bột lớn nhanh hơn trẻ bú mẹ và có khuynh hướng bị thừa cân sau này. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại giới hạn vì không xét đến các dữ kiện dinh dưỡng. Những nghiên cứu sắp tới cần phải xác định lại những kết quả này để xác định yếu tố nào quyết định việc tăng cân cũng như tìm ra mối liên quan giữa các yếu tố của cha mẹ, như di truyền và tình trạng sức khỏe của mẹ khi mang thai.
Dịch Bs Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Theo Mescape
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Theo Mescape
Tài liệu tham khảo:
Leunissen RW, Kerkhof GF, Stijnen T, Koelega-Hokken A. Timing and tempo of first-year rapid growth in relation to cardiovascular and metabolic risk profile in early adulthood. JAMA 2009; 301: 2234-2242.