Tóm tắt CRD
Tổng quan này nhằm so sánh hiệu quả chương trình can thiệp ngừa thai ở trường cấp 2 dựa và chỉ tiết chế, so với chương trình 'tiết chế-cộng thêm' thông tin về ngừa thai. Tác giả kết luận rằng do các nghiên cứu biến thiên và ít ỏi đã ngăn cản một kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình tiết chế-cộng thêm làm tăng tỉ lệ dùng biện pháp ngừa thai. Kết luận của các tác giả có thể tin cậy được.
Mục tiêu của tác giả
Nhằm so sánh chương trình ngừa thai ở trường cấp 2 với chỉ tiết chế, so với chương trình 'tiết chế-cộng thêm' về tác động lên hành vi tình dục thanh thiếu niên, kiến thức ngừa thai, sử dụng ngừa thai và tỉ lệ có thai. Chương trình tiết chế-cộng thêm tích hợp thông tin ngừa thai và ngừa nhiễm trùng lây qua đường tình dục vào chương trình học, cùng với giáo dục về tiết chế.
Tìm kiếm
Tìm trong PubMed, CINAHL, BIOSIS Previews, EMBASE và Thư viện Cochrane từ tháng 01/1980 đến tháng 09/2002; có báo cáo thuật ngữ dùng để tìm. Phần tài liệu tham khảo của các bài báo tìm được cũng được khảo sát tiếp để phát hiện thêm các nghiên cứu. Các tác giả không nêu rõ liệu có áp dụng sự giới hạn ngôn ngữ khi tìm kiếm. Tuy nhiên, chỉ các nghiên cứu tại Mỹ mới thỏa tiêu chuẩn nhận vào tổng quan.
Chọn lựa nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu
Các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên thỏa tiêu chuẩn để thu nhận vào tổng quan. Thời gian theo dõi biến thiên từ 7 tuần đến 48 tháng; chỉ một nghiên cứu có thời gian theo dõi ít hơn 6 tháng.
Chọn lựa nghiên cứu: can thiệp đặc hiệu
Các nghiên cứu về ngừa thai dựa vào trường cấp 2 ở Hoa Kỳ thỏa tiêu chuẩn thu nhận. Các nghiên cứu về chương trình tập trung vào ngừa HIV cũng được thu nhận. Chỉ các chương trình của Hoa Kỳ mới thỏa tiêu chuẩn thu nhận. Nghiên cứu về các chương trình trong cộng đồng hoặc phòng khám không được thu nhận. Những nghiên cứu được thu nhận lượng giá chương trình chỉ có tiết chế so với tiết chế-cộng thêm hoặc khóa học ngừa thai đang dạy tại trường, hoặc chương trình tiết chế-cộng thêm so với khóa học ngừa thai đang dạy tại trường. Các can thiệp không nhắc đến việc cung cấp thông tin ngừa thai được xếp loại 'chỉ có tiết chế'.
Chọn lựa nghiên cứu: người tham gia
Nghiên cứu gồm các trẻ đang học cấp 2 là thỏa tiêu chuẩn thu nhận. Các nghiên cứu gồm cả trẻ nam và nữ của nhiều chủng tộc, học từ lớp 6 đến 12 các trường nội, ngoại thành. Trong một số nghiên cứu có báo cáo các trẻ thường thuộc gia đình có tình trạng kinh tế thấp.
Chọn lựa nghiên cứu: kết cục
Các nghiên cứu đánh giá hành vi tình dục, hành vi ngừa thai và tỉ lệ có thai, thỏa tiêu chuẩn để nhận vào tổng quan.
Chọn lựa nghiên cứu: làm thế nào để quyết định tính thích hợp của các nghiên cứu gốc?
Các tác giả không nói rõ cách chọn bài báo đưa vào tổng quan, hoặc có bao nhiêu nhà phê bình tham gia chọn bài.
Đánh giá giá trịCác tác giả không nêu rõ rằng họ đã đánh giá giá trị.
Trích xuất dữ liệu
Tác giả không đề cập đến cách dữ liệu được trích xuất cho tổng quan, hoặc có bao nhiêu tác giả đã thực hiện trích xuất dữ liệu. Các nghiên cứu được xếp loại 'chỉ tiết chế' hoặc 'tiết chế-cộng thêm' dựa vào mô tả can thiệp. Tuổi lúc bắt đầu nhận can thiệp, tần số giao hợp, số bạn tình và tỉ lệ mới dùng bao cao su được trích xuất.Phương pháp kết hợp: các nghiên cứu được kết hợp thế nào?
Các nghiên cứu được kết hợp trong một tóm tắt diễn giải.
Phương pháp kết hợp: sự khác nhau giữa các nghiên cứu được khảo sát thế nào?
Tính bất đồng nhất không được đánh giá chính thức, dù tác giả nêu rõ có sự bất đồng nhất trong đối tượng tham gia, can thiệp, kết cục và thời gian theo dõi đã ngăn cản sử dụng phân tích tổng hợp. Chi tiết nghiên cứu được lập bảng và các khác biệt được thảo luận trong bài.
Kết quả của tổng quan
Mười sáu RCT được thu nhận vào tổng quan, tuy nhiên hai nghiên cứu loại tiết chế-cộng thêm đã dùng chung bộ số liệu. Tổng số đối tượng thu nhận gồm 29.599.
Chương trình chỉ có tiết chế (3 nghiên cứu).
Hai nghiên cứu không tìm thấy sự thay đổi có ý nghĩa trong tần số giao hợp hoặc số bạn tình. Một trong các nghiên cứu này cũng báo cáo không có sự thay đổi có ý nghĩa trong tuổi bắt đầu giao hợp, sử dụng biện pháp tránh thai hoặc tỉ lệ có thai. Nghiên cứu thứ ba báo cáo tăng độ tuổi bắt đầu hành vi tình dục.
Chương trình tiết chế-cộng thêm (12 nghiên cứu).
Trong số 8 nghiên cứu báo cáo tuổi bắt đầu giao hợp, năm cho thấy không thay đổi đáng kể, hai báo cáo có tăng có ý nghĩa độ tuổi bắt đầu có hành vi tình dục (một nghiên cứu chỉ ở nam sinh, và nghiên cứu khác chỉ ở nữ sinh), và một báo cáo giảm đáng kể tuổi bắt đầu giao hợp.
Tám nghiên cứu báo cáo tần số giao hợp, trong đó ba báo cáo không có thay đổi đáng kể, bốn có giảm đáng kể tần số và một tăng đáng kể tần số. Với chương trình tiết chế cộng thêm, cả 5 nghiên cứu đều không tìm thấy sự thay đổi đáng kể số bạn tình.
Trong 5 nghiên cứu báo cáo kiến thức ngừa thai, bốn tìm thấy kiến thức tăng đáng kể (một nghiên cứu chỉ gồm nữ, và một chỉ nam), và một không thấy thay đổi đáng kể. Sáu trong số 9 nghiên cứu báo cáo sử dụng biện pháp tránh thai có tăng với chương trình tiết chế-cộng thêm, và trong nghiên cứu thứ 7, tăng ở nam và giảm ở nữ. Một nghiên cứu báo cáo chỉ giảm đáng kể ở nữ, trong khi nghiên cứu khác thấy không thay đổi đáng kể trong sử dụng biện pháp tránh thai. Bốn trong 5 nghiên cứu báo cáo sử dụng bao cao su không có thay đổi đáng kể, trong khi một báo cáo tăng sử dụng bao. Chỉ một nghiên cứu báo cáo tỉ lệ có thai, các chương trình tiết chế-cộng thêm không có tác động đáng kể nào.
Chương trình chỉ tiết chế so với tiết chế-cộng thêm (1 nghiên cứu).
Nghiên cứu này không thấy khác biệt đáng kể, giữa các can thiệp, về tuổi bắt đầu hành vi tình dục hoặc tần số giao hợp. Các đối tượng trong chương trình tiết chế-cộng thêm có tăng đáng kể kiến thức và sử dụng biện pháp tránh thai và sử dụng bao cao su.
Kết luận của tác giả
Bình luận CRD
Câu hỏi tổng quan rõ ràng. Một số cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp được tìm kiếm và có báo cáo thuật ngữ dùng tìm kiếm, nhưng không cố gắng tìm các nghiên cứu không công bố. Chỉ các chương trình ở Hoa Kỳ được thu nhận vào tổng quan, dường như do tác động của nền văn hóa đến tỉ lệ có thai, khác biệt trong tỉ lệ có thai ban đầu, trong các thông điệp sức khỏe cộng đồng và truyền thông, từ nước này sang nước khác. Các tác giả không nêu rõ cách chọn nghiên cứu vào tổng quan và cách trích xuất dữ liệu, vì vậy không thể loại trừ các lỗi và sai lệch có thể có của nhà tổng quan. Các tác giả không nêu rõ rằng họ đã đánh giá giá trị của các nghiên cứu được thu nhận.
Chi tiết đầy đủ của từng nghiên cứu được trình bày. Trong khi các tác giả không báo cáo phương pháp đánh giá chính thức tính bất đồng nhất, họ nêu rõ do bất đồng nhất về đối tượng tham gia, loại can thiệp, kết cục và thời gian theo dõi, đã ngăn không dùng phân tích tổng hợp; sự tổng hợp diễn giải dường như thích hợp. Đây là tổng quan hệ thống được tiến hành tương đối tốt, lẽ ra nên đánh giá giá trị nghiên cứu cũng như các biện pháp nhằm giảm lỗi và sai lệch có thể có của nhà tổng quan. Kết luận thận trọng của tác giả có vẻ thích hợp với chứng cứ đã trình bày.
Gợi ý ứng dụng tổng quan vào thực hành và nghiên cứu
Thực hành: Các tác giả nêu rõ do thiếu chứng cứ vững mạnh rằng các chương trình chỉ tiết chế hoặc tiết chế-cộng thêm dựa vào trường học có ảnh hưởng đến hoạt động tình dục, việc cấm giáo dục ngừa thai trong chương trình ngừa thai dựa vào trường học sẽ ngăn cản học sinh tiếp xúc với những thông tin có tiềm năng nhất để giảm tỉ lệ có thai. Tuy nhiên, thái độ của cộng đồng có thể xác định sự chấp nhận chương trình giáo dục giới tính trong trường học được tài trợ công.
Nghiên cứu: Các tác giả không khẳng định bất kỳ gợi ý nào cho nghiên cứu thêm.
Tiểu sử
Bennett S E, Assefi N P. Các chương trình ngừa thai dựa vào trường học ở thanh thiếu niên: tổng quan có hệ thống các nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên. Journal of Adolescent Health 2005; 36(1): 72-81
Kết nối đến hồ sơ Pubmed
Hiện trạng danh mục chủ đề
Danh mục chủ đề theo NLM&
Danh mục chủ đề
Adolescent; Contraceptive Agents; Female; Humans; Knowledge; Pregnancy; Pregnancy in Adolescence /prevention & control; Pregnancy Outcome; Randomized Controlled Trials as Topic; Sexual Abstinence
Số gia nhập
12005009335
Ngày nhập cơ sở dữ liệu
31/10/2006Hiện trạng hồ sơ