Khám hiếm muộn là đối với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản sau 1 năm chung sống thực sự và không áp dụng biện pháp tránh thai nào vẫn không có thai (nếu người vợ >35 tuổi, thời gian này chỉ tính 6 tháng).
Hiếm muộn được phân thành 2 loại:
-Vô sinh (Hiếm muộn) nguyên phát là khi người vợ chưa có thai lần nào.
-Vô sinh( Hiếm muộn) thứ phát là khi người vợ có ít nhất 1 lần mang thai trước đây, sau đó tối thiểu 1 năm mong con nhưng chưa thụ thai lần nữa.
Nếu gặp vấn đề như trên bạn hãy đến khám tại khoa Hiếm muộn bệnh viện Từ Dũ tại:
- Tầng 3 – Khu M
- Địa chỉ: 227 Cống Quỳnh – P. Nguyễn Cư Trinh – Quận 1
- Vào cổng số 2
Chi tiết hướng dẫn khám hiếm muộn bạn có thể tham khảo tại đây:
Giải đáp thắc mắc thường gặp về Hiếm muộn tại bệnh viện Từ Dũ
1. Khám hiếm muộn phải đăng ký ở đâu? Tôi đặt lịch qua tổng đài được không?
Khoa Hiếm muộn tọa lạc tại tầng 3 khu M. Khi có nhu cầu khám Hiếm muộn tại bệnh viện Từ Dũ, bạn có thể đến trực tiếp khoa Hiếm muộn lấy số khám bệnh hoặc có thể đặt lịch hẹn khám qua tổng đài.
Bạn có thể đăng kí khám qua tổng đài (028)1081 hoặc 1900.2125
Khám, làm xét nghiệm, trả kết quả trong ngày.
2. Em đã có phôi trữ, muốn đặt lịch chuyển phôi thì liên hệ số nào? Thủ tục là gì?
- Chuyển phôi: Bạn đến Bệnh Viện Từ Dũ 284 Cống Quỳnh, lầu 8 Khu H, Đơn vị Thụ Tinh Trong Ống nghiệm.
- Thời điểm khám: có kinh 2 ngày.
- Mang theo hồ sơ: phiếu hẹn (phiếu màu hồng), phiếu trữ phôi (phiếu màu xanh).
- Nếu bạn trữ phôi quá 2 năm: khi đi khám, cần nhịn ăn uống vì có thể phải làm lại một số xét nghiệm.
- Liên lạc theo số: 028 39254856
3. Khi nào thì tôi nên đi khám hiếm muộn?
Sau khi lập gia đình, quan hệ tối thiểu 2-3 lần/ tuần, không áp dụng bất cứ biện pháp ngừa thai nào vẫn chưa có thai, vợ chồng bạn nên khám hiếm muộn.
Nếu tuổi vợ trên 35, lạc nội mạc tử cung buồng trứng, từng phẫu thuật buồng trứng, có dấu hiệu bất thường có liên quan đến khả năng sinh sản, hoặc lo lắng về khả năng sinh sản: vợ chồng bạn nên khám hiếm muộn sau 6 tháng quan hệ bình thường mà chưa có thai.
Bạn có thể đăng kí khám qua tổng đài (028)1081 hoặc 1900.2125
Khám, làm xét nghiệm, trả kết quả trong ngày.
4. Khám hiếm muộn có bắt buộc phải đi 2 vợ chồng không?
Khám hiếm muộn bạn phải kết hợp cả hai vợ chồng mới có thể tìm ra nguyên nhân hiếm muộn và đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp với mình.
- Vợ chồng có thể khám cùng lúc.
- Vợ chồng bạn có thể không đi khám cùng lúc. Một trong hai người có thể khám trước, người còn lại khám vào lúc khác thuận tiện. Tuy nhiên chỉ khi nào có đủ kết quả của cả hai vợ chồng, bác sĩ mới có thể chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
5. Khám hiếm muộn có bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn không?
Khi khám hiếm muộn không bắt buộc phải có giấy đăng kí kết hôn.
Tuy nhiên khi tiến hành điều trị, theo qui định của pháp luật: phải có giấy đăng kí kết hôn mới có thể tiến hành điều trị hiếm muộn.
6. Khám hiếm muộn cần đi khám vào thời điểm nào của chu kỳ kinh?
Thời điểm khám hiếm muộn: vợ có kinh khoảng 7-8 ngày (tính từ ngày đầu tiên bắt đầu có kinh) và chồng kiêng quan hệ trước đó 3-5 ngày (hoặc xuất tinh trước đó 3-5 ngày)
Tuy nhiên bạn cũng có thể khám bất cứ khi nào thấy thuận tiện công việc của bản thân.
7. Muốn làm IUI ở bệnh viện thì nên đi khám vào ngày bao nhiêu của chu kì kinh và cần mang theo những giấy tờ gì?
Sau khi thăm khám, làm xét nghiệm và có chỉ định thực hiện kỹ thuật IUI (bơm tinh trùng lọc rửa vào buồng tử cung), vợ chồng bạn sẽ được hẹn tái khám ngày 2 vòng kinh (có kinh 2 ngày, tính từ ngày đầu tiên cò kinh) để bắt đầu tiến hành điều trị.
Mang theo toàn bộ các kết quả xét nghiệm hai vợ chồng, chứng minh nhân dân, giấy đăng kí kết hôn (bản chính và 2 bản photo không cần công chứng).
8. Em muốn lưu trữ tinh trùng thì phải làm sao? Cần những thủ tục gì? Chi phí khoảng bao nhiêu?
- Không phải tất cả mọi người đều tự ý đến để lưu trữ tinh trùng đều được đáp ứng. Phải tùy từng trường hợp cụ thể, bạn phải gặp bác sĩ để thăm khám xem trường hợp mình có chỉ định trữ tinh trùng hay không.
- Trữ tinh trùng cũng có giá trị trong một thời gian nhất định mới có giá trị sử dụng.
- Sau khi tư vấn bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể: trữ tinh trùng, xét nghiệm cụ thể làm gì.
- Chi phí trữ tùy theo số lần lưu trữ, thời gian lưu trữ cụ thể. Khoảng 1.200.000/mẫu/năm
9. Em muốn lưu trữ trứng thì phải làm sao? Cần những thủ tục gì? Chi phí khoảng bao nhiêu?
- Không phải tất cả mọi người đều tự ý đến để lưu trữ trứng đều được đáp ứng. Phải tùy từng trường hợp cụ thể, bạn phải gặp bác sĩ để thăm khám xem trường hợp mình có chỉ định thực hiện trữ trứng hay không.
- Trữ trứng có giá trị trong một thời gian nhất định mới có giá trị sử dụng.
- Sau khi tư vấn bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể: trữ trứng, xét nghiệm cụ thể làm gì.
- Chi phí để lấy trứng khoảng 60-70 triệu, chi phí trữ tùy theo số trứng lưu trữ, thời gian lưu trữ cụ thể.
- Bạn có thể đăng kí khám qua tổng đài (028)1081 hoặc 1900.2125
10. Thủ tục xin tinh trùng làm thụ tinh nhân tạo như thế nào?
- Chỉ định xin tinh trùng làm thụ tinh nhân tạo tuân thủ theo qui định của pháp luật. Bạn có thể tham khảo nghị định 10/2015/ NĐ- CP.
- Bạn có thể đến khoa Hiếm muộn Bệnh Viện Từ Dũ để được hướng dẫn cụ thể.
- Bạn có thể đăng kí khám qua tổng đài (028)1081 hoặc 1900.2125
11. Em muốn xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân có được không?
- Hiện tại theo qui định pháp luật, bạn có thể làm mẹ đơn thân xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng.
- Tuy nhiên cần tuân thủ qui định của pháp luật và chỉ định kỹ thuật thực hiện theo chỉ định y khoa.
- Bạn nên đến Khoa Hiếm muộn Bệnh Viện Từ Dũ để được tư vấn cụ thể tùy từng trường hợp.
- Bạn có thể đăng kí khám qua tổng đài (028)1081 hoặc 1900.2125
12. Em muốn biết thủ tục gia hạn trữ phôi và chi phí? Em gửi bưu điện và chuyển khoản được không? Hay bắt buộc phải đến bệnh viện?
- Bạn có thể liên hệ Zalo 077 68 20 27 (số liên hệ về việc gia hạn trữ phôi)
- Bạn sẽ được hướng dẫn chuyển khoảng ngân hàng để gia hạn trữ phôi mà không cần phải đến bệnh viện.
13. BVTD có khám nam khoa không?
- Bệnh Viện Từ Dũ có phòng khám Nam khoa: tư vấn và điều trị các vấn đề Nam khoa liên quan đến sinh sản của nam giới.
- Bạn có thể đăng kí khám qua tổng đài (028)1081 hoặc 1900.2125
14. Sau chuyển phôi, dấu hiệu gì là bất thường và khi nào tôi cần đi khám kiểm tra?
- Sau khi chuyển phôi, bạn sẽ có toa thuốc sử dụng trong 2 tuần.
- Sau 2 tuần bạn sẽ có chỉ định thử máu để xem kết quả:
Nếu thành công bác sĩ sẽ cho toa thuốc tiếp theo và huống dẫn dưỡng thai.
Nếu thất bại: bác sĩ sẽ tư vấn thêm các vấn đề liên quan, để chuẩn bị cho lần tiếp theo tốt hơn.
- Trong vòng 2 tuần sau khi chuyển phôi, chờ kết quả thử thai, bạn có thể liên hệ với khoa Hiếm muộn theo số 028 39254856
15. Em xin trứng người khác và làm TTON, sau khi có con thành công em có thể dùng tiếp phôi còn lại để sinh thêm con không?
- Thụ tinh trong ống nghiệm xin trứng, bạn có thể có sinh tối đa 2 con.
- Số phôi còn lại bạn nên lưu trữ thêm 5 năm.
16. Hồ sơ khám hiếm muộn của tôi bị sai tên thì phải điều chỉnh bằng cách nào?
Bạn mang toàn bộ hồ sơ các xét nghiệm đã làm đến khoa Hiếm muộn Bệnh Viện Từ Dũ, lầu 3 khu M để được hướng dẫn điều chỉnh.
17. Trước đây 1 năm em có khám hiếm muộn tại bệnh viện và làm đủ xét nghiệm, các bác sĩ tư vấn nên IUI hoặc IVF, nhưng do bận nên em chưa làm. Nay em muốn IUI thì có cần phải làm lại các xét nghiệm không? Và tổng thời gian từ lúc xét nghiệm đến khi làm IUI hoàn tất là khoảngbao lâu? Và kinh nguyệt không đều thì em nên đi khám ngày nào?
Các kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định, tùy loại xét nghiệm.
Nếu xét nghiệm của bạn quá thời gian theo qui định bạn phải làm lại.
Bạn có thể khám hiếm muộn bất cứ khi nào thu xếp được công việc.
Nếu các xét nghiệm của bạn còn trong thời gian có giá trị và bạn đã hoàn tất các xét nghiệm khảo sát nguyên nhân hiếm muộn và đã có chỉ định IUI: bạn tái khám vào ngày 2 vòng kinh
Bạn có thể đăng kí khám qua tổng đài (028)1081 hoặc 1900.2125
18. Quá trình làm thụ tinh trong ống nghiệm mất khoảng bao lâu?
Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng kí lịch hẹn thụ tinh trong ống nghiệm, bạn sẽ có lịch hẹn cụ thể thời gian bắt đầu thực hiện
Thời gian thực hiện trong vòng 2 tuần để biết mình có bao nhiêu trứng, bao nhiêu phôi, chất lượng phôi và kết hoạch sử dụng phôi thế nào.
19. Quy trình làm IVF như thế nào?
Vợ chồng bạn phải đến Khoa Hiếm muộn Bệnh Viện Từ Dũ, mang theo chứng minh nhân dân, giấy đăng kí kết hôn 2 vợ chồng.
Vợ chồng bạn sẽ thực hiện một số xét nghiệm và đăng kí lịch thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Sau khi có lịch hẹn bạn sẽ biết khi nào bắt đầu.
- Thời gian thực hiện khoảng 2 tuần. Bạn sẽ được khám tiền mê, siêu âm, chích thuốc, chỉnh liều thuốc, chọc hút trứng, báo phôi, chuyển phôi.
- Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tùy đáp ứng điều trị của từng cá thể, bạn mới có thể có lịch hẹn cụ thể cho từng lần tái khám tiếp theo.
20. Quy trình làm IUI như thế nào?
Vợ chồng bạn đến Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ, lầu 3 khu M để khám làm một số xét nghiệm.
Sau khi có kết quả thăm khám và xét nghiệm, vợ chồng bạn sẽ được tư vấn nguyên nhân và phương pháp điều trị hiếm muộn và lịch hẹn để thự hiện IUI.
Để thực hiện IUI, vợ chồng bạn sẽ dược hẹn có ngày 2 vòng kinh (có kinh 2 ngày) mang theo toàn bộ kết quả xét nghiệm, mang theo chứng minh nhân dân, giấy đăng kí kết hôn 2 vợ chồng.
Thời gian theo dõi và thực hiện IUI trong vòng 2 tuần.
Bạn có thể đăng kí khám qua tổng đài (028)1081 hoặc 1900.2125
21. Em/ chồng em bị sùi mào gà. Xin hỏi bác sĩ vợ chồng em có thể thực hiện bơm tinh trùng IUI được không ạ?
Bạn/ chồng bạn phải điều trị ổn tình trạng sùi mào gà ổn trước khi điều trị hiếm muộn, để tránh lây cho bạn đời và lây cho bé.
22. Vợ chồng em muốn thực hiện mang thai hộ thì có những quy định gì? Cần làm những thủ tục gì?
Kỹ thuật mang thai hộ được thực hiện theo qui định pháp luật và chỉ định y khoa.
Bạn có thể tham khảo nghị định 10/2015/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học và mang thai hộ.
Cụ thể từng trường hợp, bạn nên đến Khoa Hiếm Muộn Bệnh Viện Từ Dũ để được tư vấn.
Bạn có thể đăng kí khám qua tổng đài (028)1081 hoặc 1900.2125
👉 Bảng giá dịch vụ khám hiếm muộn chi tiết, mời bạn bấm vào xem tại đây:
👉 Bảng giá khám hẹn giờ/ VIP hiếm muộn chi tiết, mời bạn bấm vào xem tại đây: