The guidelines of gynecologic examination and pap test or cervical cytology of the amiican college of obstetricians and gynecologists (acog)

    Hội Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG) đã ban hành hướng dẫn thủ tục khám phụ khoa, tế bào học cổ tử cung tầm soát ung thư năm 2009.

    Với phụ nữ nhỏ hơn 21 tuổi chưa quan hệ tình dục không cần khám phụ khoa, tế bào học cổ tử cung hay làm xét nghiệm tìm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhưng nếu có sinh hoạt tình dục mạnh mẽ, ACOG khuyên cần thực hiện tế bào học cổ tử cung 3 năm sau khi có sinh hoạt tình dục đầu tiên và mỗi năm sau đó. Khám phụ khoa chỉ cần thiết khi có chỉ định y khoa.

    Với phụ nữ tuổi từ 21 tới 29, ACOG khuyên nên khám phụ khoa và tế bào học cổ tử cung hàng năm. Với phụ nữ có quan hệ tình dục mạnh mẽ tuổi nhỏ hơn hay bằng 25 cần làm xét nghiệm tìm Chlamydia, tất cả các nữ thanh niên có quan hệ tình dục mạnh mẽ nên xét nghiệm tìm vi trùng bệnh lậu, không cần đặt mỏ vịt chỉ cần lấy mẫu từ lỗ tiểu cũng đủ.

    ACOG khuyên phụ nữ 19 tớ 64 tuổi có quan hệ tình dục mạnh mẽ nên tầm soát HIV.

    Với phụ nữ tuổi từ 30 tới 64, ACOG khuyên nên khám phụ khoa và tế bào học cổ tử cung hàng năm. Tuy nhiên tầm soát có thể giảm còn thực hiện mỗi 2-3 năm nếu đã có 3 lần kết quả tầm soát bình thường và người phụ nữ không có tiền căn đã bị CIN 2 hay CIN 3, không bị giảm đề kháng, không bị nhiễm HIV, và lúc mẹ mang thai không tiếp xúc với thuốc diethylstilbestrol (DES).

    Với phụ nữ trên 65 tuổi, nên thực hiện khám phụ khoa và tế bào học cổ tử cung hàng năm. Tuy nhiên tầm soát có thể ngưng nếu đã có 3 lần hay hơn kết quả tầm soát bình thường và người phụ nữ không có bất hường tế bào học cổ tử cung trong 10 năm, không có tiền căn gia đình bị ung thư cổ tử cung, khi mẹ mang thai không tiếp xúc với DES, không bị giảm đề kháng, không bị nhiễm HIV và không có nguy cơ cao bệnh lây truyền qua đường tình dục. Việc tầm soát  trở lại dựa trên đánh giá lại hàng năm các nguy cơ mới phát sinh.

    Khám phụ khoa định kỳ hàng năm không cần thiết cho các cô gái 13 tới 18 tuổi, chỉ khám khi có chỉ định y khoa, như bị vô kinh, ra huyết bất thường, viêm âm đạo, đau vùng chậu, bệnh lây truyền qua đường tình dục, u vùng chậu …

    ACOG  cũng khuyên không cần khám bằng mỏ vịt hay bằng 2 ngón tay đối với các phụ nữ đã cắt tử cung toàn phần và 2 phần phụ vì các bệnh lý lành tính. Tuy nhiên vẫn  nên khám bộ phận sinh dục ngoài hàng năm.

    Nguồn:

    Obstet Gynecol.  2009;113:1190–1193.

    BS. Phan Văn Quyền (Dịch)
    Khoa Phụ - BV Từ Dũ


    Connect with Tu Du Hospital