Surface disinfection is surface disinfection necessary?

    Sử dụng hiệu quả chất khử khuẩn là một phần trong chiến lược phòng ngừa đa tầng để tránh nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế. Bề mặt được xem là dụng cụ không thiết yếu bởi vì chỉ tiếp xúc ngoài da. Sử dụng dụng cụ không thiết yếu hay tiếp xúc với bề mặt không thiết yếu ít đem lại nguy cơ nhiễm khuẩn cho bệnh nhân hay nhân viên y tế. Vì  thế, việc sử dụng thường xuyên hóa chất diệt khuẩn để khử trùng sàn nhà tại bệnh viện và những vật dụng không thiết yếu khác gây ra nhiều tranh cãi. Một nghiên cứu năm 1991 mở rộng phân loại Spaulding bằng cách phân chia những bề mặt môi trường không thiết yếu thành nhóm bề mặt sàn nhà và bề mặt thiết bị y khoa. Việc phân loại những chất khử khuẩn nào sử dụng cho bề mặt sàn nhà hay bề mặt dụng cụ y khoa cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, tần suất thực hiện khử khuẩn có thể khác nhau. Bề mặt thiết bị y khoa (ví dụ như thiết bị đo huyết áp, ống  nghe, máy phân tích máu, máy XQ) có thể bị nhiễm khuẩn và góp phần lây lan nhiễm trùng liên quan do chăm sóc y tế. Vì lý do này, bề mặt những thiết bị y tế không thiết yếu phải được khử khuẩn với chất khử khuẩn mức độ thấp hay trung bình đã được đăng ký với EPA. Sử dụng chất khử khuẩn góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn với chi phí và nhân lực ở mức tối thiểu.

    Bề mặt môi trường (ví dụ: như mặt giường bệnh) cũng có thể góp phần tiềm tàng làm lan truyền nhiễm khuẩn chéo từ nhân viên y tế do tiếp xúc tay với bề mặt, thiết bị y tế hay là bệnh nhân bị nhiễm khuẩn. Một tài liệu đã khái quát lại  các dữ liệu dịch tễ học và vi sinh đánh giá việc sử  dụng chất khử khuẩn trên những bề mặt không thiết yếu.

    Trong số 7 lý do sử dụng chất khử khuẩn trên bề mặt không thiết yếu, năm lý do đặc biệt đáng được ghi nhận và ủng hộ việc sử dụng chất tẩy rửa có tính diệt khuẩn.

    Thứ nhất: nền nhà bệnh viện  bị nhiễm vi sinh vật lây bệnh qua không khí: tiếp xúc với giày dép, bánh xe, và những vật dụng khác và đôi khi là do những thứ bị vấy đổ ra sàn. Việc loại bỏ vi khuẩn là thành phần trong việc kiểm soát nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế. Trong một điều tra về thực hiện làm sạch sàn nhà tại bệnh viện, việc sử dụng xà phòng và nước (làm giảm 80%) ít hiệu quả hơn trong việc làm giảm số lượng vi khuẩn so với chất khử khuẩn phenolic (giảm từ 94% đến 99,9%). Tuy  nhiên, một vài giờ sau khi khử khuẩn sàn nhà, số lượng vi khuẩn trở lại gần bằng so với thời điểm trước khi thực hiện.

    Thứ hai: chất tẩy rửa bị nhiễm bẩn và dẫn đến hậu quả là gieo rắc vi khuẩn cho môi trường có bệnh nhân. Những nhà điều tra thấy rằng cây lau nền nhà càng lúc càng dơ nhanh hơn khi thực hiện làm sạch và trở thành nhiễm bẩn (nếu sử dụng xà phòng và nước thay vì là  sử dụng chất khử khuẩn). Ví dụ: trong một nghiên cứu cho kết quả là việc nhiễm vi khuẩn trong xà phòng và nước (không có chất khử khuẩn) gia tăng từ 10 CFU/mL  (10 đơn vị khuẩn lạc trên 1 mL) tới 34000 CFU/mL sau khi làm sạch một phòng, trong khi đó việc nhiễm khuẩn trong một dung dịch khử khuẩn không thay đổi (20  CFU/mL). Việc làm bẩn bề mặt gần nơi bệnh nhân ở, nơi mà thường được tiếp xúc bởi bệnh nhân và nhân viên y tế có thể dẫn đến sự phơi nhiễm cho bệnh nhân. Trong một nghiên cứu khác về sử dụng chất tẩy rửa trên sàn nhà và phòng của bệnh nhân, phát hiện có sự gia tăng nhiễm vi khuẩn trên bề mặt trong môi trường có bệnh nhân (trung bình gia tăng = 103.6 CFU/24cm2 ). Thêm nữa, một vụ  dịch nhiễm P.aeruginosa được báo cáo tại khoa ung bướu-huyết học có liên quan đến việc nhiễm bẩn bề mặt dụng cụ làm sạch khi người ta dùng dung dịch tẩy rửa (không chứa chất diệt khuẩn) thay vì dung dịch khử khuẩn khi làm sạch môi trường người bệnh và một nghiên cứu khác đã chứng minh vai trò của việc làm sạch môi trường khi kiểm soát vụ dịch Acinetobacter baumanni. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong trường hợp khi mà quá trình làm sạch thất bại trong việc hạn chế nhiễm bẩn bề mặt và giẻ lau được sử dụng để lau bề mặt khác thì vết bẩn bị lan tới bề mặt đó và những bàn tay của người sử dụng giẻ lau.

    Thứ ba: hướng dẫn cách ly của  CDC khuyến cáo dụng cụ không thiết yếu bị nhiễm bẩn bởi máu, dịch cơ thể, chất bài tiết phải được làm sạch và khử khuẩn sau khi sử dụng. Hướng dẫn tương tự cũng khuyến cáo rằng, ngoài việc làm sạch, việc khử khuẩn thiết bị cạnh giường và bề mặt môi trường (như thành giường, bề mặt giường, xe đẩy, tủ, tay nắm cửa,  tay nắm vòi nước) được chỉ định đối với một số tác nhân gây bệnh như enterococci vì chúng có thể tồn tại tiềm ẩn ở môi trường trong thời gian dài.

    Thứ tư: OSHA (Văn phòng liên bang về quản lý sức khỏe và an toàn lao động Hoa Kỳ) yêu cầu những bề mặt bị nhiễm bẩn với máu và những chất nhiễm khuẩn tiềm ẩn khác (như nước ối, dịch màng phổi) phải được khử khuẩn.

    Thứ năm: việc sử dụng một sản phẩm duy nhất trong cơ sở y tế có thể để dễ dàng huấn luyện và thực hành phù  hợp.

    Cũng có những lý do ủng hộ sử dụng duy nhất dung dịch tẩy rửa cho sàn nhà bởi vì bề mặt không thiết yếu chỉ góp phần tối thiểu cho những nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế, và không tìm thấy sự khác biệt tỷ lệ nhiễm trùng liên quan chăm sóc y tế khi sàn nhà  được làm sạch bằng chất tẩy rửa thông thường hay chất khử khuẩn.

    Tuy  nhiên, những nghiên cứu này còn rất ít và thực hiện trong thời gian ngắn và độ mạnh thống kê thấp vì kết cuộc là nhiễm trùng liên quan do chăm só  y tế xảy ra ở tần số thấp. Tỷ lệ nhiễm trùng thấp làm cho hiệu lực của biện pháp can thiệp rất khó có thể chứng minh theo thống kê. Bởi vì bề mặt sàn nhà liên quan tới nguy cơ lây truyền bệnh ở mức thấp nhất nên một số nhà nghiên cứu đề xuất cả hai phương pháp sử dụng chất tẩy rửa hay chất khử khuẩn/chất tẩy rửa. Không có dữ liệu cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng do liên quan chăm sóc y tế giảm có mối liên hệ tới việc khử khuẩn bề mặt sàn nhà, nhưng một số dữ liệu chứng minh rằng khối lượng vi khuẩn giảm có liên quan đến việc sử dụng chất khử  khuẩn. Những thông tin khác cho thấy bề mặt môi trường (như bề mặt giường, thành giường) gần với bệnh nhân nội hay ngoại trú trong cơ sở y tế có thể bị  nhiễm bẩn với những tác nhân vi sinh dịch tễ nguy hiểm như VRE hay MRSA, và dữ  liệu cho thấy những sinh vật này tồn tại trên những bề mặt môi trường khác nhau, một số nhà nghiên cứu đề nghị những bề mặt này phải được khử khuẩn theo một lịch trình đều đặn. Khử nhiễm đốm bẩn trên vải lưu lại tại bệnh viện hay  phòng khám đa khoa khi bệnh nhân đến khám và về (như màn trong phòng khám) cũng nên được lưu ý. Một nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của việc phun khử khuẩn vải bằng dung dịch hydrogen peroxide 3%. Các nghiên cứu trong tương lai nên đánh giá mức độ của việc nhiễm bẩn trên những bề mặt môi trường không thiết yếu khi có tiếp xúc bàn tay nhiều hay ít và có hay không một số bề mặt gần với bệnh nhân có tần suất tiếp xúc cao cần phải khử khuẩn thường xuyên hơn. Bất kể sử  dụng chất tẩy rửa hay chất khử khuẩn để khử khuẩn bề mặt trong cơ sở y tế, bề mặt phải được làm sạch định kỳ, khi bụi hay đất làm cho môi trường mất thẩm mỹ và để phòng ngừa những tác nhân gây nhiễm bẩn tiềm tàng từ quá trình phục vụ đối  với những nhiễm trùng có liên quan tới chăm sóc y tế.

    Thời gian tiếp xúc để  khử khuẩn bề mặt

    Một vấn đề lưu ý quan trọng khi sử dụng chất khử khuẩn cho bề mặt không thiết yếu tại môi trường chăm sóc y tế là thời gian tiếp xúc được ghi trên nhãn sản phẩm thường quá dài khi áp dụng trong thực tế. Hầu hết trên các nhãn sản phẩm đăng ký bởi EPA được sử dụng để loại bỏ vi rút viêm gan B, vi rút HIV, hay vi khuẩn lao thì thời gian tiếp xúc là 10 phút. Thời gian tiếp xúc dài như thế không khả thi cho việc khử khuẩn bề mặt môi trường ở cơ sở y tế bởi vì hầu hết cơ sở y tế áp dụng một chất khử khuẩn và để chúng khô thường là trong vòng 1 phút. Một số nghiên cứu đã chứng minh việc giảm vi khuẩn đáng kể khi thời gian tiếp xúc từ 30 đến 60 giây. Hơn nữa, EPA sẽ chấp thuận một thời gian tiếp xúc ngắn hơn cho bất kỳ sản phẩm nào khi mà nhà sản xuất chứng minh  được dữ liệu xác đáng cho vấn đề đó.

    Hiện tại, một số chất khử khuẩn đã đăng ký EPA có thời gian tiếp xúc từ 1 đến 3 phút. Theo luật, người sử dụng phải tuân theo tất cả những hướng dẫn sử dụng in trên nhãn đối với sản phẩm đã đăng ký EPA. Lý tưởng là người sử dụng sản phẩm nên cân nhắc và sử dụng sản phẩm có thời gian tiếp xúc ngắn hơn. Tuy nhiên, nhà sản xuất chất khử khuẩn cần phải có được sự chấp thuận của EPA cho thời gian tiếp xúc ngắn để những sản phẩm này được sử dụng đúng cách và hiệu quả trong môi trường chăm sóc y tế.

    Theo

    Guideline for Disnifection and Sterilization  in Healthcare Facilities, 2008, Page 29-31

    CN. Hà Quang Quý (Dịch)
    Khoa Chống nhiễm khuẩn - BV Từ Dũ


    Connect with Tu Du Hospital