MRSA in Healthcare Settings
Cập nhật: 3/10/2007
MRSA (Staphyloccoccus aureus kháng Methicillin) đã được đề cập đến nhiều trên tin tức và chương trình truyền hình gần đây. MRSA là viết tắt cho Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng kháng Methicillin). Loại vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng “staph” không đáp ứng điều trị với kháng sinh thông thường.
Một nhóm vi khuẩn MRSA trên kính hiển vi điện tử (CDC/Janice Carr) |
MRSA hiện diện thường xuyên nhất ở những bệnh nhân có được thực hiện các thủ thuật y khoa xâm lấn hoặc người có hệ thống miễn dịch suy yếu và nằm điều trị tại Bệnh viện và những cơ sở y tế như nhà nuôi trẻ và trung tâm phân tích xét nghiệm. MRSA ở môi trường chăm sóc y tế thường gây ra những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và đe dọa sự sống như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ và viêm phổi.
Đối với những bệnh nhiễm trùng có liên quan đến chăm sóc y tế, MRSA có thể ảnh hưởng đến nhiều người trong một nhóm cộng đồng, thường nhất như là nhiễm trùng da trông giống như những mụn nhọt và nhọt có thể sưng phồng ra, đau, chảy mủ. Những nhiễm trùng da này có thể xảy ra trên những người khỏe mạnh.
MRSA lan truyền trong các môi trường chăm sóc y tế như thế nào?
Khi chúng ta bàn về sự lây nhiễm của một bệnh nhiễm trùng tức là chúng ta nói về nguồn lây nhiễm - nơi mà nó phát sinh và con đường hay cách nó lan truyền – gọi là phương thức lây truyền
Trong trường hợp nhiễm MRSA, những bệnh nhân có mang bệnh nhiễm trùng MRSA hay là có mang vi khuẩn trong cơ thể nhưng không biểu hiện triệu chứng là những nguồn lây nhiễm chính của sự lây truyền.
Phương thức lây truyền chủ yếu tới những bệnh nhân khác là qua bàn tay, đặc biệt là bàn tay của nhân viên chăm sóc y tế. Bàn tay bị nhiễm MRSA bởi do tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm bệnh hoặc người lành mang trùng. Nếu các biện pháp vệ sinh tay thích hợp như rửa tay bằng xà phòng, nước, hay alcool không được thực hiện, vi khuẩn có thể lan truyền khi mà nhân viên y tế tiếp xúc với những bệnh nhân khác.
MRSA và hậu quả đắt giá của sự đề kháng kháng sinh
Cũng giống như MRSA, một số bệnh nhiễm trùng quan trọng gây ra bởi vi khuẩn trên thế giới đang ngày càng trở nên kháng với những phác đồ điều trị kháng sinh thông thường nhất. Điều gì gây ra hiện tượng này và nó có ý nghĩa như thế nào?
Sự đề kháng của vi sinh vật xảy ra khi vi khuẩn thay đổi hay thích ứng theo những phương thức cho phép chúng tồn tại khi có sự hiện diện của kháng sinh tiêu diệt chúng. Trong một số trường hợp vi khuẩn trở nên đề kháng đến nỗi không còn có kháng sinh nào hiệu quả để tiêu diệt. Hiện tại, những lựa chọn điều trị vẫn còn cho những trường hợp nhiễm MRSA trong chăm sóc y tế.
Bệnh nhân nhiễm vi sinh vật đề kháng kháng sinh như MRSA dễ dẫn đến điều trị dài ngày hơn, tốn kém hơn tại bệnh viện và dễ tử vong hơn nếu có biến chứng của nhiễm trùng. Khi thuốc được chọn điều trị bệnh nhiễm trùng không phát huy tác dụng, cần phải điều trị thay thế bằng những thuốc thứ hai, thứ ba mà thường là ít hiệu quả hơn, độc hơn, và tốn kém hơn.
Có nghĩa là nếu bạn hay tôi nếu có nhiễm trùng với MRSA, chúng ta phải chịu đựng nhiều hơn, tốn kém nhiều chi phí hơn cho điều trị. Hậu quả là người dân phải chịu đựng nhiều hơn, tốn kém hơn vì gánh nặng và chi phí gia tăng cho hệ thống chăm sóc y tế.
MRSA: Vấn đề nổi lên trong môi trường chăm sóc y tế, tuy nhiên có thể phòng ngừa được
MRSA đang trở nên phổ biến ở môi trường chăm sóc y tế. Theo số liệu của CDC, tỉ lệ bệnh nhiễm trùng mà có sự đề kháng kháng sinh đang gia tăng. Năm 1974, tỉ lệ bệnh nhiễm MRSA trên tổng số các ca nhiễm Staph là 2%; năm 1995 con số này là 22%, năm 2004 lên đến 63%.
Một tin tức tốt lành là MRSA có thể phòng ngừa được. Đầu tiên, để phòng MRSA thì phải phòng ngừa nhiễm trùng chăm sóc y tế thông thường. Những hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bởi CDC và HICPAC (Heathcare Infection Control and Prevention Advisory Committee) là chủ yếu để phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng do chăm sóc y tế và MRSA trong môi trường chăm sóc y tế.
Nguồn:
http://www.cdc.gov/ncidod/dhqp/ar_MRSA_spotlight_2006.html
CN Hà Quang Quý (Dịch)
Khoa Chống nhiễm khuẩn - BV Từ Dũ