Trong 4 tháng đầu năm 2011, bệnh tay - chân - miệng xuất hiện tại một số tỉnh, thành phía Nam của nước ta, đặc biệt bệnh gây ra tỷ lệ mắc cao ở TP. Hồ Chí Minh và đã có một số trẻ em tử vong. Bài viết dưới đây đề cập cụ thể về căn bệnh này và cách phòng chống để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Khám cho trẻ bị bệnh tay- chân- miệng. |
Những ca bệnh lâm sàng ở trẻ em dưới 15 tuổi với các biểu hiện: sốt (trên 37,5oC); loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi) và/hoặc phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối. Ca bệnh xác định: các trường hợp có triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm dương tính với virut (Coxsackievirus A từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16; Coxsackievirus B 1, 2, 3, 5; Enterovirus 71).
Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh (xem bảng).
Khi nghi ngờ mắc bệnh tay - chân - miệng, thầy thuốc sẽ lấy mẫu bệnh phẩm như phân, dịch ngoáy họng, dịch nốt phồng, dịch nốt loét, dịch não tủy là các bệnh phẩm để phân lập virut và thực hiện các xét nghiệm sinh học phân tử; máu để làm phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu. Các phương pháp xét nghiệm bao gồm phân lập virut: cấy bệnh phẩm vào tế bào thận khỉ hoặc tế bào phôi người. Virut phá hủy tế bào. Xét nghiệm RT-PCR phát hiện ARN của virut. Phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu bằng phản ứng trung hoà, miễn dịch huỳnh quang.
Bệnh tay chân miệng do các virut thuộc họ Picornaviridae gây ra là Coxsackievirus A (thường gặp A16), Coxsackievirus B; Echovirus; Enterovirus (thường gặp E71, E68 hoặc CV- B2). Virut bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi, sổ mũi. Virut bị bất hoạt bởi nhiệt 560C trong vòng 30 phút, tia cực tím, tia gamma. Virut chịu được pH với phổ rộng từ 3-9. Bị bất hoạt bởi: 2% Sodium hyproclorite (nước javel), chlorine tự do. Không hoặc ít bị bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như: cồn, chloroform, phenol, ether. Ở nhiệt độ lạnh 4oC, virut sống được vài ba tuần.
Virus Coxsackievirus B gây bệnh tay - chân - miệng. |
Phạm vi phân bố của virut Phân bố theo thời gian: Bệnh có quanh năm, tăng mạnh ở 2 đợt: tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12. Phân bố theo địa dư: Bệnh tay-chân-miệng xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Trong thời gian gần đây, dịch tay-chân-miệng chủ yếu do Enterovirus 71 gây ra ở các nước Ðông Nam Á. Vụ dịch tại Ðài Loan năm 1998 được coi là vụ dịch lớn với hơn 100.000 người mắc, hơn 400 trẻ phải nhập viện với các biến chứng ở hệ thần kinh trung ương, 78 trẻ tử vong. Tại Việt Nam, bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước; tại các tỉnh phía Nam, số mắc tập trung từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Phân bố theo tuổi: Bệnh có ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhiều hơn ở dưới 5 tuổi, tập trung ở dưới 3 tuổi, đỉnh cao là 1-2 tuổi. |
TS. Trần Thanh Dương (Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế)
Theo Sức khỏe & đời sống