Bé gái nằm trong lồng ấp Trẻ nằm lồng ấp sau sinh giảm nguy cơ bị trầm cảm khi trưởng thành từ 2 -3 lần, theo một báo cáo mới xuất bản của tạp chí Psychiatry research. Ảnh: iStockphoto/Jacqueline Hunkele |
Theo một báo cáo mới được đăng trên tạp chí Psychiatry Research thì những trẻ sơ sinh được nằm lồng ấp sau sinh sẽ giảm từ 2 đến 3 lần bị trầm cảm khi trưởng thành.
Khám phá bất ngờ này do các nhà khoa học đến từ các viện trường đại học như: Université de Montréal và trung tâm nghiên cứu của bệnh viện Sainte Justine cùng với sự cộng tác của các nhà khoa học đến từ trường đại học McGill và trung tâm nghiên cứu của bệnh viện Douglas và viện nghiên cứu bệnh tâm thần tại King's College, vương quốc Anh.
Richard E. Tremblay đồng tác giả, giáo sư tâm lý học nhi khoa và tâm thần tại trường Université de Montréal, giám đốc đơn vị nghiên cứu sự mất điều hòa tâm lý xã hội của trẻ em tại trung tâm nghiên cứu của bệnh viện Sainte Justine. Ông cho rằng : "ở động vật, sự chia cắt giữa mẹ và con ngay sau sanh luôn được xem là stress nặng có thể gây ra các vấn đề về hành vi khi trưởng thành". Ông cho biết thêm : “giả thiết của chúng tôi đã là những trẻ xa mẹ do nằm lồng ấp có thể tăng thêm sự trầm cảm ở tuổi vị thành niên hay khi trưởng thành. Thay vào đó, chúng tôi đã nhận ra rằng nằm lồng ấp có thể giảm nguy cơ trầm cảm từ 2 – 3 lần khi trẻ 21 tuổi”.
Trong nghiên cứu này, mục tiêu thứ nhất là kiểm tra tác động của lồng ấp trên sự trầm cảm khi trưởng thành, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu trên một mẫu con của 1212 trẻ được nhận vào nghiên cứu cắt dọc năm 1986. Những trẻ được nhận vào nghiên cứu từ nhà trẻ Quebec và các thông tin tình trạng lúc sanh, biến chứng sản khoa và nằm lồng ấp được ghi nhận của bệnh viện. Những trẻ thuộc nghiên cứu được đánh giá khi trẻ 15 tuổi và khi trẻ 21 tuổi. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng:
- Trong 16.5% trẻ nằm lồng ấp thì chỉ có 5% trẻ mắc trầm cảm nặng khi 21 tuổi.
- Trong khi những trẻ không được nằm lồng ấp thì 9% tiến triển tới trầm cảm, là tỉ lệ mắc trung bình chung của toàn xã hội.
- Mối tương quan giữa giảm mắc bệnh trầm cảm và nằm lồng ấp vẫn còn sau khi đã phân tích các yếu tố như tuổi, cân nặng lúc sanh, hoàn cảnh gia đình hay mẹ trầm cảm khi mang thai.
Chuỗi các yếu tố sinh học và yếu tố cảm xúc
Nhóm nghiên cứu cũng nhận ra rằng kích thích trực tiếp và gián tiếp có thể làm giảm bệnh trầm cảm. Lấy ví dụ, môi trường lồng ấp được điều chỉnh nhằm tạo sự phát triển tối ưu cho hệ thần kinh như thân nhiệt, oxy máu não, âm thanh và ánh sáng. Những trẻ được nằm lồng ấp giống như những trẻ nhận được nhiều sự hỗ trợ tình cảm từ mẹ của trẻ trong thời kỳ ấu thơ rất dễ bị tổn thương.
Nguồn
ScienceDaily (Nov. 11, 2008)
http://www.sciencedaily.com/releases/2008/11/081110153725.htm
Khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ