I. MỤC ĐÍCH
– Làm giảm bớt áp lực buồng ối.
– Giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ
II. CHỈ ĐỊNH
– Khi chuyển dạ vào giai đoạn hoạt động ( CTC > 5 cm, xóa > 60%, đầu áp cổ tử cung).
– Khi cơn co thưa, chuyển dạ kéo dài, có chỉ định tăng co.
– Khi làm nghiệm pháp lọt.
– Khi cần làm giảm áp lực buồng ối (nhau bám thấp, bám mép).
– Theo chỉ định của bác sĩ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Ngôi bất thường (ngôi mông, ngôi ngang, ngôi đầu sa tay).
– Song thai.
– Sa dây rốn trong bọc ối.
IV. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ:
– Hộp đựng dụng cụ vô khuẩn
– Kim 18-20G.
– Một nhánh kềm Kocher vô trùng.
– Một kềm sát khuẩn.
– Gòn vệ sinh tẩm Povidine 10%
– Bình đựng kềm có một kềm hoặc nhíp
– Một đôi găng vô trùng
– Một săn vô khuẩn
– Ống thông tiểu
2. Bệnh nhân:
– Tư vấn với sản phụ những việc sắp làm, lắng nghe và đáp lại các câu hỏi và các mối quan tâm của sản phụ.
– Nghe tim thai (ghi nhận tần số, cường độ đều hay không đều).
– Hướng dẫn sản phụ nằm tư thế sản khoa, vệ sinh âm hộ.
– Thông tiêu hoặc hướng dẫn sản phụ đi tiểu.
3. Nhân viên y tế:
Mang các trang bị bảo hộ: đội nón, mang tạp dề, khẩu trang.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Sát khuẩn âm hộ bằng dung dịch sát khuẩn và trải săn vô khuẩn
- Khám âm đạo kiểm tra lại độ xóa mở cổ tử cung, độ lọt ngôi thai, tình trạng đầu ối và xem có sa dây rốn trong bọc ối hay không.
- Kẹp kim đầu tù hoặc nhánh kềm kocher vào giữa khe của 2 ngón tay tiếp xúc với đầu ối.
- Thời điểm ngay sau đỉnh cơn gò, dùng dụng cụ bấm ối làm thủng màng ối để nước chảy ra từ từ
- Khi áp lực buồng tử cung giảm, xé rộng màng ối…
- Quan sát và ghi nhận nước ối chảy ra về số lượng và màu sắc.
- Tay trong âm đạo giữ nguyên, tay còn lại rút kim hoặc kềm bấm ối.
- Khám lại để đánh giá độ mở cổ tử cung, ngôi thai sau bấm ối và kiểm tra xem có sa dây rốn hay sa chi không.
- Kiểm tra lại tim thai.
- Ghi kết quả bấm ối vào hồ sơ hoặc biểu đồ chuyển dạ:
– Số lượng, màu sắc nước ối
– Tim thai
– Tình trạng cổ tư cung