Máy hút sữa bằng pin.
Hình ảnh mang tính chất
 minh hoạ.
BS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Cố vấn khoa Sơ Sinh – BV Từ Dũ

Sau 4 tháng nghỉ hậu sản, mẹ thường lại phải xa con một chút nhé! Phải đi làm việc thôi con à! Những ngày đầu đi làm, sữa căng chảy ướt áo là lại nhớ tới con, lại chỉ muốn về ôm con cho bú. Các bà mẹ thường băn khoăn với những câu hỏi sau đây: Phải làm sao đây ? Để con vẫn được bú sữa mẹ hoàn toàn. Làm sao cho bé bú sữa mẹ tiếp tục? Có phải tập cho bé bú sữa bột ngay từ khi trong tháng để lúc mẹ đi làm bé sẽ quen bú sữa bình? Cho bé ăn có thể thay thế cử sữa hay không?

Đó là câu hỏi của tất cả các bà mẹ muốn nuôi con bằng sữa mẹ cho đến 6 tháng tuổi như khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

Xin đưa ra một số thông tin sau đây để các bà mẹ lựa chọn. Rất may là hiện nay chúng ta có thể mua một tủ lạnh nhỏ để trong nhà phải không? Và chúng ta có thể giữ sữa mẹ để cho các bé bú khi mẹ phải đi làm. Các bà mẹ có thể vắt sữa để trong bình sạch, nên để từng bình đủ cho 1 bữa bú của bé, như vậy khi hâm nóng sữa cho bú sẽ nhanh hơn và ít hao sữa hơn. Nếu bé muốn bú thêm nữa thì cho thêm sữa vào bình.

Giữ sữa như thế nào xin xem bảng hướng dẫn sau đây:

Thời gian trữ sữa mẹ

Tủ đông đá (freezer)

0oF / -18oC

Ngăn đá trong tủ lạnh

0oF / -18oC

Tủ lạnh

39oF/4oC

Túi giữ lạnh (cooler)

59oF/15oC

Nhiệt độ phòng

66oF - 72oF

19oC – 22oC

72oF - 79oF

22oC – 26oC

Sữa mẹ mới nặn ra

12 tháng

3 – 4 tháng

8 ngày

24 giờ

6 – 10 giờ

4 giờ

Sữa đông đá được làm tan trong tủ lạnh

Không được làm đông trở lại

Không được làm đông trở lại

24 giờ

Không giữ được

4 giờ

4 giờ

Sữa đã làm tan và hâm nóng nhưng chưa ăn

Không được làm đông trở lại

Không được làm đông trở lại

4 giờ

Không giữ được

Uống hết sữa

Uống hết sữa

Sữa đã ăn

Bỏ đi

Bỏ đi

Bỏ đi

Không giữ được

Uống hết sữa

Uống hết sữa

Một số điều lưu ý:

- Sữa mẹ nặn ra có thể để ở nhiệt độ phòng từ 19 – 22oC trong vòng 6 – 10 giờ hoặc để trong tủ lạnh 4oC trong vòng 8 ngày sau đó có thể để trong tủ đông đá trong vòng 3 – 4 tháng. Như vậy khi bà mẹ đi làm, có thể nặn sữa ra mỗi 3 giờ khi sữa căng. Có thể để chung sữa nặn nhiều lần trong ngày vào 1 bình.

- Nếu phòng làm việc nóng hơn 26oC thì sữa nặn ra nên để vào tủ lạnh, ngăn dưới hoặc để trong bình thủy nước đá nhỏ, như thế khi về nhà (trong vòng 10 giờ) nếu bé chưa bú thì vẫn có thể tiếp tục để trong tủ lạnh ngăn dưới trong 8 ngày.

- Khi cho bé bú nên làm ấm sữa lên bằng cách đặt bình sữa vào 1 tô hoặc 1 ly lớn hơn chứa nước nóng. Không nên hâm sữa bằng lò viba hoặc hâm cách thủy vì như vậy sẽ làm mất vitamin và các kháng thể trong sữa mẹ.

- Nên viết ngày giờ nặn sữa lên bình để biết thới gian sử dụng.

- Khi sữa để trong tủ lạnh có thể lắng thành nhiều lớp, phía trên thường màu vàng, đóng ván, đôi khi lợn cợn nhưng vẫn là sữa tốt và khi hâm nóng, lắc đều sữa sẽ hòa tan hết.

- Sữa đã hâm nóng cho bé bú, nếu bé bú không hết thì nên bỏ đi vì nước bọt của bé có thể làm sữa không còn đủ phẩm chất để tiếp tục giữ trong tủ lạnh được nữa.

Như vậy, nếu các bà mẹ ăn đầy đủ, thì vẫn có đủ khả năng có sữa cho bé bú. Từ trên 4 tháng tuổi trẻ có thể bắt đầu ăn dặm và trên 6 tháng tuổi thì trẻ đã có thể ăn 2 - 3 bữa bột/ngày xen vào sữa mẹ. Nếu sắp xếp tốt thì bé vẫn hưởng được mọi điều tốt lành từ sữa mẹ mà, phải không?

BS. Nguyễn Thị Thanh Bình

Connect with Tu Du Hospital