ThS.BS. Quách Thị Hoàng Oanh
        K. XNDTYH  – BV Từ Dũ

    Huyết đồ:

     Hồng cầu chứa hemoglobin có chức năng vận chuyển oxy tới các mô và cơ quan. Xét nghiệm huyết đồ nhằm đánh giá các chỉ số hồng cầu quan trọng, dựa vào đó có thể biết có thiếu máu hay không:

    Các chỉ số

    Giá trị bình thường

    Hb: Hemoglobin

    13,5g/dl

    RBC: số lượng hồng cầu

    4,2-5,4 triệu

    MCV: thể tích trung bình hồng cầu

    80-100Fl

    MCH (=Hb/RBC): Hemoglobin trung bình hồng cầu

    27-31pg

    MCHC(=Hb/Hct): nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu

    32-36g/dl


    Các giá trị này có thể thay đổi tùy theo phòng thí nghiệm, với người lớn, nếu MCV<80fl, MCH<27pg có thể là người  đó thiếu máu nhược sắc do mang gen Thalassemia hoặc thiếu máu do thiếu sắt. Phương pháp này được WHO khuyến cáo sử dụng vì tiện lợi, đặc biệt đối với những người không chuyên ngành huyết học.

    Phết máu và xét nghiệm hình thái hồng cầu

    Những thay đổi về hình thái hồng cầu có thể tầm soát được hầu hết trường hợp mang gen Thalassemia. Những thay đổi hình thái thường gặp khi quan sát dưới kính hiển vi là: hồng cầu nhỏ, nhược sắc, kích thước không đều..., ngoài ra còn gặp có thể gặp hồng cầu lưới, hồng cầu hình liềm…Tuy nhiên, trong tầm soát trước sinh Thalassemia thì xét nghiệm này ít được sử dụng.

    Sắt huyết thanh

    Thường sử dụng các xét nghiệm: đo lượn  sắt tổng số (TIBC) và ferritine. Xét nghiệm này để phân biệt thiếu máu nhược sắc do mang gen thalassemia hay do thiếu sắt. Tuy nhiên, có một số trường hợp mang gen thalassemia kết hợp với thiếu sắt nên với thiếu máu nhược sắc có thiếu sắt cần bổ xung sắt và làm xét nghiệm máu lại.

    Điện di Hemoglobin

    Là xét nghiệm xác định thành phần các loại Hemoglobin (tiểu đơn vị vận chuyển oxy) trong máu.

    Có rất nhiều loại Hemoglobin tồn tại trong máu, phổ biến là: HbA, HbA2, HbF, HbE, HbS, HbC, HbH…Ở người trưởng thành bình thường có các thành phần sau:

    - HbA: (gồm 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi beta: α2β2) 97-98%,
    - HbA2 (α2δ2): khoảng 2-3%
    - Rất ít HbF (α2γ2).
      
    Giá trị các xét nghiệm huyết học trong tầm soát Thalassemia

    * Chỉ số hồng cầu giảm và điện di Hb bình thường: có thể xảy ra các trường hợp:
    -  Thiếu máu thiếu sắt
    -  Alpha Thalassemia thể ẩn
    -  Mang gen đột biến beta Thalassemia dạng nhẹ (HbA2 ở mức bình thường cao)
    -  Mang gen dị hợp tử đột biến δ kết hợp β Thalassemia
    -  Mang gen dị hợp tử đột biến γδβ-Thalassemia

    * Chỉ số hồng cầu bình thường hoặc ở mức ranh giới và HbA2 tăng: có thể α kết hợp với β Thalassemia
     

    * Chỉ số hồng cầu giảm hoặc bình thường, HbF tăng, HbA2 bình thường:  dị hợp tử δβ Thalassemia hoặc bệnh HPFH.

    * Chỉ số hồng cầu bình thường và điện di Hb bình thường: có thể gặp trong trường hợp mang 3 gen alpha hoặc đột  biến beta Thalassemia dạng nhẹ.

    Chỉ định xét nghiệm huyết học tầm soát Thalassemia trước sinh:

    -  Sàng lọc sớm ở những người sắp lập gia đình

    -  Phụ nữ có thai

    -  Chồng của thai phụ có xét nghiệm huyết học bất thường

    -  Gia đình có người mang gen hoặc bị bệnh Thalassemia.

    -  Cặp vợ chồng có con bị bệnh Thalassemia.

    Việc sử dụng các xét nghiệm huyết học tầm soát Thalassemia trước sinh thực hiện theo quy trình sau:

     

     

    Tài liệu tham khảo

       
    1. Androulla  Eleftheriou. (2003). About thalassemia.  Thalassemia international federation: Nicosia,   Cyprus.
    2.  
    3. Bernadette  Modell & Beatrix Wonke et al. (1989). Guideline  for the control of haemoglobin disorders. Paper presented at the VIth  annual meeting of the WHO working group on hemoglobinopathies, Sardinia.
    4.  
    5. John  Old, Joanne Traeger-Synodinos, Renzo Galanello, Mary Petrou & Michael  Angastiniotis. (2005). Prevention of  thalassemias and other haemoglobin disorders (Vol. II). Thalassemia International  federation.
    6.  
    7. http://www.ucsfhealth.org/adult/adam
    ThS.BS. Quách Thị Hoàng Oanh

    Connect with Tu Du Hospital