Khi mang thai, rạn da cũng là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở mẹ bầu, không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp làn da, mà còn gây nên “sự mặc cảm” cho không ít bà mẹ trẻ. 

    10 câu hỏi để hiểu, phòng ngừa và điều trị rạn da trong và sau khi mang thai sẽ mang đến cho các mẹ bầu những kiến thức cần thiết để bảo vệ làn da và tự tin “đối diện” với  sự xuất hiện của các vết rạn da trong thai kỳ.

    1- Vết rạn da trông như thế nào? Nguyên nhân?

    Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai, là do các mô đàn hồi của da kém, trọng lượng của thai phụ tăng nhanh, kích thước vòng bụng ngày càng to ra khiến da căng, gây đứt gãy mô liên kết dưới lớp trung bì của da tạo thành các nên các vết rạn.

    Người phụ nữ nào cũng có thể bị rạn da khi mang thai, tuy nhiên đối với các mẹ mang thai lớn tuổi, thì khả năng bị rạn da cao, nhất là những người sinh con sau 35 tuổi. Mang thai ở tuổi quá trẻ cũng có thể khiến các bà mẹ trẻ bị rạn da. Ngoài ra, với thai phụ đa thai (2 – 3 con) thì khả năng bị dễ bị rạn da nhiều hơn do bụng to hơn, da phải giãn nhiều hơn để có đủ “chỗ trú” cho các bé.

    Hình dạng các vết rạn da. Trong thai kỳ, do lớp mô dưới da bị phá vỡ làm lộ các mạch máu bên dưới da, hình thành vết rạn có màu đỏ tím, hồng hoặc nâu đỏ. Khi mới hình thành, những vết rạn da thường kéo dài khoảng 5-10mm với kích cỡ khách nhau. Tuy các vết rạn không gây cảm giác đau, nhưng do da bị kéo căng nên có thể gây sẩn ngứa trong quá trình mang thai.

    Màu sắc vết rạn. Thông thường khi mang thai những vết rạn da ở phụ nữ có màu sáng hơn vùng da xung quanh, nên rất dễ dàng nhận biết. Các mẹ có làn da trắng, vết rạn da thường là hồng nhạt, ngược lại nếu da tối màu, ngăm đen, vết rạn sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh. Sau thời gian “ở cử” mạch máu co lại, những vết rạn sẽ chuyển dần sang màu trắng hoặc bạc tùy theo màu da của mẹ, thậm chí có thể mờ dần theo thời gian. Các mẹ mang thai lần đầu (con so) các vết rạn có màu hồng, đỏ hoặc đôi khi là màu hồng tía, sau đó chuyển dần sang trắng sau khi sinh. Với mẹ bầu sinh con lần thứ hai (con rạ), vết rạn thường nhạt màu, có thể tiệp với màu da.

    2- Chỉ khi có thai mới bị rạn da?

    Mang thai là nguyên nhân thường gặp nhất về việc hình thành nên những vết rạn da vì nó kết hợp cả việc tăng cân đáng kể và quá trình điều chỉnh nội tiết tố của người phụ nữ, kể cả các mẹ có chế độ ăn uống không hợp lý khi mang thai hoặc đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì, những mẹ lười vận động,

    Tuy nhiên, trên thực tế, rạn da có thể xảy ra với bất cứ ai và do nhiều nguyên nhân khác như sự phát triển của cơ thể tuổi dậy thì, hay tăng cân đột ngột trong thời gian ngắn, hoặc với quý ông, nếu không chú ý đến việc giảm cân cho mình.

    3- Các vết rạn da thường xuất hiện ở đâu?

    Vị trí thường gặp của các vết rạn da là vùng bụng, hông và đùi. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp rạn da xuất hiện ở vùng ngực, mông, vai, phần dưới của lưng hoặc phía trong cánh tay.

    4- Khi mang thai rạn da xuất hiện vào lúc nào? Dấu hiệu rạn da?

    Đa số các thai phụ đều không thể nhận biết thời điểm xuất hiện những vết rạn trên da. Có những trường hợp vết rạn xuất hiện rất sớm hoặc trong hai tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, nhưng có mẹ  đến tận tháng thứ 8 hoặc thứ 9  của thai kỳ cuối mới xuất hiện các vết rạn; thậm chí có trường hợp các mẹ bầu trong suốt thai kỳ không bị rạn da nhưng sau sinh thì lại xuất hiện tình trạng này.

    5- Làm thế nào để hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn da?

    Rạn da khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp về làn da mà còn có thể ảnh hưởng tâm lý của mẹ. Tuy nhiên, các mẹ vẫn có thể hạn chế rạn da bằng những phương pháp hiệu quả như sau:

    - Tránh tăng cân. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống nhiều nước và hạn chế thói quen ăn vặt

    - Giữ ẩm cho da. Xoa nhẹ cùng bụng, hông, đùi với các loại tinh dầu thảo dược nhằm tạo sự đàn hồi cho da và hạn chế sự rạn da.

    -  Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giữ tinh thần luôn thư thái.

    - Tránh phơi mình dưới ánh nắng.

    - Tham gia các môn thể thao nhẹ (Yoga, bơi lộ, đi bộ, …).

    6- Mẹ bầu nào có nguy cơ bị rạn da cao?

    Thời điểm xuất hiện rạn da sẽ phụ thuộc vào cơ địa, tính di truyền và mức độ tăng cân của mẹ:

    Di truyền: Nếu mẹ hoặc chị gái của thai phụ từng bị rạn da thì khả năng thai phụ này  bạn cũng gặp tình trạng này khá cao khi mang thai.

    Tuổi đời mang thai quá cao hoặc quá thấp: Mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi đều có nguy cơ khiến bạn bị rạn da, bởi các vùng da vẫn chưa hoàn thiện hoặc đã bị lão hóa dần.

    Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì, tăng cân nhanh: Trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều sẽ  khiến làn da mỏng hơn nên rất dễ bị rạn da.

    Từng bị rạn da ở tuổi dậy thì: Ở tuổi dậy thì, các hormone sinh dục của cơ thể thay đổi bất thường, khi đó nếu trên cơ thể của các bạn gái xuất hiện các vết rạn thì khả năng cao là khi mang thai cũng sẽ gặp lại tình trạng này.

    Thai nhi quá lớn: Cân nặng thai nhi càng lớn thì càng làm làn da vùng bụng bị kéo giãn thêm.

    Da thiếu dưỡng chất: Nếu không chăm sóc da thường xuyên thì lan da sẽ nhanh chóng bị lão hóa, ít tính đàn hồi, độ co giãn kém.

    Lười tập thể dục thể thao: Nếu các mẹ bầu  không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao trước và trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ bị rạn da cao hơn các thai phú khác khác.

    7- Vào cuối thai kỳ, các vết rạn da sẽ ra sao?

    Rạn da không tự biến mất hoàn toàn mà chỉ chuyển đổi màu sắc. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng những vết rạn lại tồn tại sau khi sinh đều thiếu thẩm mỹ, khiến nhiều chị em mất tự tin trong cuộc sống. Vì vậy để có thể làm mờ vết rạn da một cách hiệu quả, nên chú ý đảm bảo (giảm) trọng lượng hợp lý cho cơ thể, cần phải lựa chọn phương pháp chăm sóc da phù hợp, đồng thời tránh để lộ các vết rạn dưới ánh náng mặt trời.

    8- Các phương pháp điều trị để giảm hoặc loại bỏ vết rạn da sau khi mang thai?

    Sau khi sinh, ngoài việc đối mặt với vóc dáng chưa trở lại bình thường thì những vết rạn da, "tàn dư" sau thời gian mang thai cũng chính là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Các khuyến cáo để giảm hoặc loại bỏ vết rạn da:

    -  Tham khảo ý kiến các bác sĩ sản phụ khoa hoặc bác sĩ da liễu để được chữa trị tốt nhất.

     - Một số phương pháp điều trị có thể được cung cấp sau khi sinh:

    * Xông hơi tốt cho rạn da: Xông hơi thường xuyên cũng sẽ giúp cho lỗ chân lông thông thoáng, loại bỏ những bụi bẩn trong da, giúp da săn chắc và giúp làm mờ vết rạn da. Mỗi lần bạn nên xông khoảng 10 – 15 phút. 

    * Khắc phục rạn da khi mang thai bằng thoa kem vitamin E đều đặn kết hợp uống vitamin E dạng viên. 

    * Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E: Ăn nhiều loại thức ăn giàu vitamin C, E, kẽm sẽ giúp cho làn da của bạn mau tái tạo và phục hồi nhanh chóng. 

    9- Có nên phẫu thuật điều trị rạn da do mang thai? 

    Trong một số trường hợp các vết rạn da loang lỗ vùng bụng, mông, đùi, … không thể phục hồi sau khi sinh gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp của làn da khiến các mẹ bầu không “an tâm” có thể nhờ đến biện pháp phẫu thuật phục hồi để loại bỏ vết rạn da khi kết thúc thai kỳ với kỹ thuật laser mài mòn vi mô bằng tinh thể phèn hoặc tiêm tại chỗ để phần nào làm mờ các vết rạn da của bạn. 

    Tuy nhiên, do các sợi collagen và elastin (giúp da đàn hồi) đã bị rách trong quá trình mang thai, rất có thể sau quá trình điều trị nêu trên, các vết rạn da chỉ có thể được làm mờ tối đa chứ không thể xóa vĩnh viễn. 

    Nhưng, điều quan trọng trên hết là các mẹ bầu sau khi sinh, vì sự an toàn cho sức khỏe và vẻ đẹp của mình, hãy lắng nghe những lời khuyên của các chuyên gia y tế trong quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bản thân.

    10- Hãy tạo vẻ đẹp cho mẹ bầu qua trang phục và phong cách thoải mái, vui tươi. Phụ nữ trong xã hội còn được gọi là phái đẹp. Vì vậy, ở bất cứ thời điểm nào, kể cả trong quá trình mang thai, chúng ta cũng phải đẹp, khi xuất hiện trước mọi người. Mặc đẹp, phong thái nhẹ nhàng, tự tin, là yếu tố cần thiết giúp các mẹ có một thai kỳ tốt đẹp.

    Minh Tâm

    (theo Pregnancy-Your health & auféminin)

    CN. Nguyễn Thị Minh Tâm

    Connect with Tu Du Hospital