News & Events
Success & New Techniques
Healthcare staff
Bidding
Breast milk bank
Infertility
Sexual dysfunction
Log in
VN
About us
Brief history
Organisation
Expertise
Office of Provision for Health Infrastructures
Guides & Price List
Regulation
Guides
Health & Life
Point News
Women's diseases
Family planning
Infertility
News & Events
Success & New Techniques
Healthcare staff
Bidding
Breast milk bank
Infertility
Sexual dysfunction
Log in
VN
HOTLINE:
028.1081
-
1900.2125
Home
CNHS. Phạm Thu Hằng
P. Công tác xã hội
Nguồn:
Web WD
CNHS. Phạm Thu Hằng
Tuần 1: Đây là tuần đầu tiên của thai kỳ, nhưng thực chất lúc này mẹ chưa mang thai đâu. Thật bối rối phải không nào?! Nhưng để tính ngày dự sanh bác sĩ sẽ tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Nghĩa là lúc này là lúc cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc mang thai. Nội mạc tử cung sau đó sẽ dần dày lên để làm tổ cho trứng đã được thụ tinh đấy. Đây là lúc các mẹ tương lai chăm sóc bản thân cho thật là tốt nhé, để chuẩn bị cho 40 tuần mang thai sắp tới.
Tuần 2: Mẹ vẫn chưa cảm thấy điều gì khác biệt đâu, Dù chưa mang thai, song ở tuần này trứng có thể sắp rụng và sẽ phát triển thành một em bé nếu gặp tinh trùng và được....thụ tinh
Tuần 3: Và lúc này, chúc mừng! Vì mẹ đã mang thai rồi! Tinh trùng và trứng đã chính thức sát nhập thành một tế bào duy nhất, còn gọi là hợp tử. Và nhiễm sắc thể từ bố & mẹ sẽ được kết hợp để quyết định giới tính, tóc và màu mắt của bé. Hợp tử này sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung và nó sẽ tiếp tục phân chia: từ 1 tế bào thành 2 tế bào, hai tế bào sẽ trở thành bốn, bốn sẽ trở thành tám, và như vậy những tế bào này sẽ quy định mọi cơ quan trong cơ thể của bé cưng.
Tuần 4: Bây giờ từ hợp tử đã trở thành PHÔI (ta~~ da~~~~) và bám vào thành tử cung của mẹ. Túi ối cũng đang được hình thành để bảo vệ cho thai nhi.
Tuần 5: Đây là một giai đoạn quan trọng! Vì hình thành não, tủy sống và trái tim của bé. Chồi nhỏ ở hai bên của cơ thể sẽ phát triển thành cánh tay và chân. Khi em bé tiếp tục phát triển, mẹ có thể cảm thấy những triệu chứng đầu tiên của các triệu chứng mang thai, chẳng hạn như căng đau ngực, ốm nghén, và cảm giác muốn đi tiểu liên tục
Tuần 6: Bụp Bụp! Bụp Bụp! Trái tim nhỏ bé bắt đầu đập rồi nè! Bé lúc này có cái đuôi trông giống như một chú nòng nọc vậy đấy, nhưng mà điều đó sẽ không kéo dài lâu đâu. Hai mắt bé hình thành hoàn chỉnh hơn, phổi và cả hệ tiêu hóa cũng bắt đầu phân nhánh rồi đấy
Tuần 7: Dù chỉ mới ở tháng thứ 2 của thai kỳ thôi nhưng cơ thể bé đã hình thành mọi cơ quan cần thiết như là: tim, thận, gan, phổi và ruột. Lúc này em bé và mẹ sẽ liên hệ với nhau bằng dây rốn đấy, từ lúc này trở đi mẹ sẽ cung cấp thức ăn và lọc bỏ chất thải của bé cho đến khi sinh.
Tuần 8: Bên trong tử cung của mẹ, bé đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Hai mắt nè, mũi nè, tai và môi trên đều hiện rõ và cơ thể bé cũng bắt đầu thẳng ra.
Tuần 9: Đuôi giống như nòng nọc gần như đã biến mất, thay vào đó là 2 chân nhỏ xíu bắt đầu được thành hình. Lúc này đầu của bé vẫn còn rất lớn so với cơ thể. Bên trong các cơ quan sinh dục đang hình thành đấy, dù vậy, vẫn còn quá sớm để mẹ có thể biết được bé của mình là bé trai hay bé gái nhé.
Tuần 10: Bái bai chiếc đuôi! Không còn đuôi nòng nọc nữa nhé! Và màng giữa các ngón tay và ngón chân của bé cũng biến mất. Lúc này đôi mắt, miệng và tai được xác định rõ. Bên trong não của bé các kết nối cũng đang được hình thành.
Tuần 11: Tuần này, bé con bắt đầu trở nên linh hoạt hơn các mẹ nhé, mặc dù có thể mẹ sẽ chưa cảm nhận được sự chuyển động nào đâu. Mẹ biết không trong giai đoạn này em bé đang phát triển các móng tay & tròng đen của mắt đấy
Tuần 12: Lúc này em bé trông giống như một người hoàn toàn rồi đấy. Bên trong nhiều cơ quan đang phát triển. Thận của bé đã sẵn sàng để sản xuất nước tiểu. Bé con đã có răng, ngón tay , ngón chân rồi mẹ ạ.
Tuần 13: Waooo mẹ đã đạt đến cuối tam cá nguyệt đầu tiên rồi! Em bé của mẹ đang phát triển nhanh chóng và trở nên cân đối hơn - bây giờ đầu chỉ chiếm 1/3 thân người thôi. Lúc này nhau thai là nguồn cung cấp dinh dưỡng ổn định và xử lý chất thải của bé. mẹ nhớ ăn đầy đủ chất để cung cấp cho bé phát triển tốt nhé!
Other articles
Connect with Tu Du Hospital