Raloxifene có tác dụng tương đương clomiphene citrate gây rụng trứng trên phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và rối loạn chức năng buồng trứng, tuy nhiên chưa có báo cáo thuốc nào tốt hơn.

    Raloxifene và clomifene citrate đều là các chất điều chỉnh thụ thể estrogen chọn lọc (SERMs). Nhưng clomiphene có tác dụng phụ trên niêm mạc tử cung và chất nhày cổ tử cung, nhóm nghiên cứu tin rằng có thể có SERMs khác có thể thay thế. BS. Ricardo Francalacci Savaris tại đại học Brazil Federal do Rio Grande do Sul đã xác nhận điều này.

    Khi khảo sát 2 loại thuốc trong 1 nghiên cứu so sánh ngẫu nhiên trên 82 bệnh nhân PCOS, tỉ lệ rụng trứng được xác định bằng siêu âm không khác nhau có ý nghĩa trên bệnh nhân được điều trị raloxifene (40.4%) và clomiphene (52.5%).

    Tỉ lệ rụng trứng cũng được xác định bằng đo progesterone cao hơn 2.99 ng/mL nghiên cứu ghi nhận 2 nhóm tương đương với raloxifene (26.1%) và clomiphene (20%), theo tạp chí Fertility and Sterility số tháng bảy.

    Cả 2 nhóm đều có tác dụng phụ nhẹ. Trong nhóm dùng raloxifene, có 1 phụ nữ bị buồn nôn và 1 người bị buồn nôn, nhức đầu, và đau vùng chậu. Nhóm điều trị với clomiphene cũng có 1 người buồn nôn, nhức đầu, và chướng bụng.

    Về độ dày niêm mạc tử cung không có khác biệt giữa 2 nhóm.

    Với kết quả nghiên cứu này các nhà nghiên cứu nhận thấy không có thuốc nào trội hơn trong gây rụng trứng trên các bệnh nhân bị PCOS.

    BS. Savaris cho biết đang có 1 nghiên cứu khác với raloxifene, với tăng liều sử dụng và theo dõi trong 3 tháng với hy vọng có trường hợp mang thai. Và mong đợi có ít tác dụng phụ xảy ra.

    Raloxifene đã được Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm của Mỹ cho phép lưu hành để điều trị loãng xương cho phụ nữ hậu mãn kinh và giảm nguy cơ ung thư vú xâm lấn trên phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao ung thư vú xâm lấn. Nhưng khác với clomiphene citrate, raloxifene chưa được cho phép điều trị gây rụng trứng.

    Theo

    Savaris R.F. et al; Prospective, randomized comparison between raloxifene and clomiphene citrate for ovulation  induction in polycystic ovary syndrome. Fertil Steril July 2011.

      BS cố vấn Phan Văn Quyền (lược dịch)
    Phan Văn Quyền

    Connect with Tu Du Hospital