DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm (Dịch)
    Khoa Dược - BV Từ Dũ

    Tóm tắt

       Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo chống lại việc sử dụng thuốc tiêm Magne sulfat hơn 5-7 ngày để ngăn chặn sinh non ở thai phụ. Trên cơ sở này, mức độ an toàn của Magne sulfat đối với phụ nữ mang thai thay đổi từ mức phân loại A thành mức phân loại D, và thông tin ghi trên nhãn đã được thay đổi, bao gồm các thông tin cảnh báo mới này. Tuy nhiên, sự thay đổi của FDA trong phân loại làm cho việc sử dụng Magne sulfat trong chăm sóc sản khoa không được chỉ rõ và bất chuẩn. Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Hiệp hội Y khoa bà mẹ-thai nhi (Society for Maternal-fetal medicine) tiếp tục ủng hộ sử dụng Magne sulfat ngắn hạn (thường ít hơn 48 giờ) trong chăm sóc sản khoa cho các điều kiện thích hợp và trong thời gian điều trị thích hợp, trong đó bao gồm phòng chống và điều trị co giật ở thai phụ bị tiền sản giật hoặc sản giật, bảo vệ thần kinh thai nhi trước khi dự đoán là sinh non sớm (dưới 32 tuần tuổi thai), và kéo dài thai kỳ ngắn hạn (đến 48 giờ) để đợi sử dụng corticosteroid trước sinh ở thai phụ có có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày.

    Nội dung

       ACOG và Hiệp hội y khoa bà mẹ-thai nhi từ lâu đã ủng hộ việc sử dụng Magne sulfat ngắn hạn trong chăm sóc sản khoa cho các điều kiện thích hợp và trong thời gian điều trị thích hợp. FDA khuyến cáo chống lại việc sử dụng thuốc tiêm Magne sulfat hơn 5-7 ngày để ngăn chặn sinh non ở thai phụ. Trên cơ sở này, mức độ an toàn của Magne sulfat đối với phụ nữ mang thai thay đổi từ mức phân loại A thành mức phân loại D, và thông tin ghi trên nhãn đã được thay đổi, bao gồm thông tin cảnh báo mới này[1]. Thay đổi này được thúc đẩy bởi mối quan tâm đối với khử khoáng xương và gãy xương ở trẻ sơ sinh và thai nhi liên quan đến tiếp xúc với Magne sulfat dài hạn trong tử cung. Những mối quan tâm này dựa trên cả các báo cáo tự nguyện đến hệ thống báo cáo các tác dụng không mong muốn bất lợi của FDA và kết quả từ một số phân tích dịch tễ học, mặc dù các nghiên cứu này có những hạn chế quan trọng trong thiết kế[2-7]. Có 18 trường hợp trong cơ sở dữ liệu của Hệ thống báo cáo tác dụng không mong muốn báo cáo về việc gãy và khử khoáng xương dài ở trẻ sơ sinh và thai nhi. Điều quan trọng cần lưu ý là trong những trường hợp này, thời gian trung bình tiếp xúc với Magne sulfat trước sinh là 9,6 tuần, với tổng liều dùng trung bình của mẹ là 3.700g, một thời gian dài hơn nhiều và liều cao hơn nhiều so với khuyến cáo hiện nay được sử dụng trong sản khoa. Ngoài ra, cỡ mẫu trong dân số nghiên cứu có sẵn nói chung là nhỏ, làm cho các kết luận của các nghiên cứu này bị gây nhiễu và sai lệch[2-7].

       Magne sulfat đã được sử dụng trong sản khoa trong nhiều thập kỷ, và hàng ngàn thai phụ đã ghi danh vào các thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu hiệu quả của Magne sulfat trước sinh cho nhiều điều kiện[8-11]. Lo ngại về gãy xương và khử khoáng xương ở trẻ sơ sinh và thai nhi chưa tăng thêm từ các nghiên cứu này, bao gồm nghiên cứu gần đây của Magne trong bảo vệ thần kinh. Việc sử dụng Magne sulfat trong bối cảnh thực hành lâm sàng sản khoa thích hợp bao gồm, đặc biệt là phòng chống và điều trị co giật ở thai phụ bị tiền sản giật hoặc sản giật, bảo vệ thần kinh thai nhi trước khi dự đoán là sinh non sớm (dưới 32 tuần tuổi thai)[8,9,12]. Magne sulfat cũng có thể được sử dụng để kéo dài thai kỳ ngắn hạn (đến 48 giờ) để đợi sử dụng corticosteroid trước sinh.  Không khuyến cáo sử dụng thuốc giảm gò tử cung cho thai kỳ sau 34 tuần và trước 24 tuần, nhưng có thể cân nhắc dựa trên từng điều kiện cá thể tại thời điểm 23 tuần[13]. Các nhà thực hành không nên ngừng sử dụng Magne sulfat trong các chỉ định này dựa trên việc phân loại lại của FDA. Trong tất cả các điều kiện,không bao giờ chỉ định sử dụng Magne sulfat kéo dài. Do đó, sự thay đổi của FDA trong việc phân loại  mức độ an toàn của Magne sulfat làm cho việc sử dụng thuốc này không rõ ràng và bất chuẩn.

    Kết luận

    ACOG và Hiệp hội y khoa bà mẹ-thai nhi tiếp tục ủng hộ sử dụng Magne sulfat ngắn hạn (thường ít hơn 48 giờ) trong chăm sóc sản khoa cho các điều kiện thích hợp và trong thời gian điều trị thích hợp, trong đó bao gồm những điều sau đây:

    • Phòng chống và điều trị co giật ở thai phụ bị tiền sản giật hoặc sản giật
    • Bảo vệ thần kinh thai nhi trước khi dự đoán là sinh non sớm (dưới 32 tuần tuổi thai).
    • Kéo dài thai kỳ ngắn hạn (đến 48 giờ) để đợi sử dụng corticosteroid trước sinh ở thai phụ có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày.

    Nguồn:

    Magnesium sulfat use in obstetrics. Committee Opinion №.652. American College of Obstetricians and Gynecologists. Obstet Gynecol 2016; 127:e52-3.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Food and Drug Administration. FDA recommends against prolonged use of magnesium sulfate to stop pre-term labor due to bone changes in exposed babies. FDA Drug Safety Communication. Silver Spring (MD): FDA; 2013. Available at:http://www.fda.gov/downloads/Drugs/DrugSafety/UCM353335.pdf
    2. Yokoyama K, Takahashi N, Yada Y, Koike Y, Kawamata R, Uehara R, et al. Prolonged maternal magnesium administration and bone metabolism in neonates. Early Hum Dev 2010;86:187–91. 
    3. McGuinness GA, Weinstein MM, Cruikshank DP, Pitkin RM. Effects of magnesium sulfate treatment on perinatal calcium metabolism. II. Neonatal responses. Obstet Gynecol 1980;56:595–600.
    4. Holcomb WL Jr, Shackelford GD, Petrie RH. Magnesium tocolysis and neonatal bone abnormalities: a controlled study. Obstet Gynecol 1991;78:611–4. 
    5. Schanler RJ, Smith LG Jr, Burns PA. Effects of long-term maternal intravenous magnesium sulfate therapy on neonatal calcium metabolism and bone mineral content. Gynecol Obstet Invest 1997;43:236–41. 
    6. Matsuda Y, Maeda Y, Ito M, Sakamoto H, Masaoka N, Takada M, et al. Effect of magnesium sulfate treatment on neonatal bone abnormalities. Gynecol Obstet Invest 1997;44:82–8. 
    7. Nassar AH, Sakhel K, Maarouf H, Naassan GR, Usta IM. Adverse maternal and neonatal outcome of prolonged course of magnesium sulfate tocolysis. Acta Obstet Gynecol Scand 2006;85:1099–103. 
    8. Magnesium sulfate before anticipated preterm birth for neuroprotection. Committee Opinion No. 455. American College of Obstetricians and Gynecologists. Obstet Gynecol 2010;115:669–71. 
    9. Diagnosis and management of preeclampsia and eclampsia. ACOG Practice Bulletin No. 33. American College of Obstetricians and Gynecologists. Obstet Gynecol 2002;99:159–67. 

          10.  Mercer BM, Merlino AA, Society for Maternal-Fetal Medicine. Magnesium sulfate for preterm labor and preterm birth. Obstet Gynecol 2009;114:650–68. 

          11.  Chronic hypertension in pregnancy. Practice Bulletin No. 125. American College of Obstetricians and Gynecologists. Obstet Gynecol 2012;119:396–407. 

          12.  Management of preterm labor. Practice Bulletin No. 127. American College of Obstetricians and Gynecologists. Obstet Gynecol 2012;119:1308–17. 

          13.  Periviable birth. Obstetric Care Consenus No. 3. American College of Obstetricians and Gynecologists. Obstet Gynecol 2015; e82-94. 

    DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm

    Connect with Tu Du Hospital