DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm
    Khoa Dược – BV Từ Dũ

     

    1.  Thuốc cản quang và thuốc cản quang chứa Iod.

    Thuốc cản quang là những chất được sử dụng để tăng cường mức độ tương phản của cấu trúc hoặc dịch cơ thể khi chụp hình chẩn đoán.

    Thuốc cản quang chứa Iod có bản chất là polymer gắn Iod. Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào lượng Iod được gắn vào polymer.

    Thuốc cản quang chứa Iod là loại thuốc cản quang có số lượng sử dụng nhiều nhất (trên 50% theo số lượng thống kê tại Mỹ vào năm 2006).

    Thuốc cản quang chứa Iod được phân thành 2 loại: Thuốc cản quang chứa Iod tan trong dầu và thuốc cản quang chứa Iod tan trong nước.

    TCQ Iod tan trong dầu:

    • Được sử dụng chụp các hốc tự nhiên của cơ thể
    • Sử dụng bằng cách bơm trực tiếp vào vị trí cần chụp
    • Hiện được thay thế dần bằng loại TCQ Iod tan trong nước low osmolar
    • Không được dùng TCQ Iod tan trong dầu qua đường tĩnh mạch

    TCQ Iod tan trong nước:

    Là nhóm thuốc cản quang thông dụng nhất hiện nay, được chia thành 04 nhóm nhỏ sau đây

    Nhóm

    Thuốc

    Áp lực thẩm thấu

    TCQ Iod tan trong nước high osmolar ionic monomer

    Diatrizoate, Iodomide, Iotalamate, Ioxitalamate, Metrizoate

    600-2100 mOsm/kg so với 290 mOsm/kg của huyết tương

     

    TCQ Iod tan trong nước low osmolar ionic dimer

    Ioxaglate

     

    600 mOsm/kg

    TCQ Iod tan trong nước low osmolar non-ionic monomer

    Iobitridol, Lohexol, Iomeprol, Iopamidol, Iopromide, Loversol.

    290-860 mOsm/kg

    TCQ Iod tan trong nước iso-osmolar non-ionic dimer

    Iodixonal, Iotrolan

    Áp lực thẩm thấu tương đương áp lực thẩm thấu của huyết tương

    1. 2.  Tác dụng bất lợi thường gặp (ADR) của thuốc cản quang chứa Iod
      a. Phân loại : ADR nhẹ, ADR trung bình và ADR nặng

    ADR nhẹ

    ADR trung bình

    ADR nặng

    Buồn nôn, nôn

    Cảm giác nóng bừng

    Phát ban nhẹ, ngứa

    Tái nhợt, vã mồ hôi

    Mệt lả, choáng váng

    Nôn nhiều

    Phát ban trên diện rộng

    Phù thanh môn hoặc phù mặt

    Đau ngực

    Co thắt khó thở

    Rét run

    Đau bụng

    Đau đầu

    Co giật

    Xẹp phổi

    Mất nhận thức

    Co thắt phế quản

    Phù thanh môn, phù phổi

    Ngưng tim

    Hội chứng nhồi máu cơ tim

    Loạn nhịp tim

     

    b. Nguy cơ xuất hiện ADR của thuốc cản quang chứa Iod [3,4] 

    Yếu tố nguy cơ mắc phải ADR sớm liên quan đến TCQ Iod tan trong nước

    • Tiền sử trước đó đã có dị ứng với thuốc cản quang chứa Iod. 21-60% nguy cơ tái phản ứng khi dùng lặp lại một thuốc hay thuốc khác trong nhóm thuốc cản quang chứa Iod.
    • Tiền sử dị ứng:Hen suyễn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với phản ứng nặng. Không có bằng chứng về việc dị ứng hải sản có ảnh hưởng tới phản ứng.
    • Bệnh tim mạch (đặc biệt là suy tim)
    • Tình trạng mất nước (dehydration)
    • Bệnh huyết học như hồng cầu liềm, tăng hồng cầu, u tủy
    • Bệnh về thận, đang dùng thuốc có độc với thận
    • Tuổi: trẻ em, người lớn tuổi
    • Dùng liều cao, lặp lại nhiều lần, trong thời gian ngắn (72 giờ)
    • Dùng các thuốc chẹn beta, kháng viêm non- steroid, interleukin-2
    • Lo âu, trầm cảm

     

    c. Tỷ lệ ADR đối với TCQ Iod tại Việt Nam

    ADR liên quan đến TCQ Iod từ 2006-2011, theo tên thương mại

    STT

    Tên Biệt Dược

    Hoạt chất

    Phân loại

    Số Lượng

    Tỷ lệ

    1

    Telebrix

    Ioxitalamic acid

    Ionic monomer

    74

    55.22

    2

    Xenetic

    Iobitridol

    Non ionic monomer

    32

    23.88

    3

    Ultravist

    Iopromide

    Non ionic monomer

    23

    17.16

    4

    Pamiray

    Iopamidol

    Non ionic monomer

    4

    2.99

    5

    Iopamiro

    Iopamidol

    Non ionic monomer

    1

    0.75

    Tồng cộng

     

    134

    100

    (Nguồn: trung tâm ADR quốc gia)

    3. Dự phòng ADR TCQ Iod [1]

    Quan điểm của Châu  Âu (Guideline của ESUR)

    1. Nhận biết các yếu tố nguy cơ có thể đưa đến ADR nặng
    2. Giảm thiểu nguy cơ: sử dụng TCQ Iod loại non-ionic 
    3. Dùng thuốc dự phòng đối với đối tượng nguy cơ cao (mục 2b)

    Khi sử dụng TCQ Iod ionic, tối ưu nên dùng thuốc dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao ngay cả khi sử dụng loại non-ionic

    Thuốc dự phòng:

    Corticosteroids: Prednison 30mg uống hoặc Methylprednison 32 mg uống 12 và 2 giờ trước khi dùng TCQ Iod (thuốc không có tác dụng nếu uống < 6 giờ trước khi dùng TCQ)

    Antihistamines H1 và H2: có thể sử dụng cùng với corticoid, tốt nhất nên dùng tách riêng.

    Với mọi trường hợp:

    • Luôn có sẵn một xe cấp cứu với đầy đủ thuốc và dụng cụ bên cạnh (trong phòng chụp)
    • Theo dõi bệnh nhân 20-30 phút sau khi tiêm TCQ Iod
    • Trường hợp tiêm ngoài mạch: Thuốc sẽ được hấp thu vào tuần hoàn, phải lưu ý như đối với trường hợp tiêm vào tĩnh mạch

    Điều trị dự phòng giảm nguy cơ sốc phản vệ với thuốc cản quang còn 1%

    4.  Một số lưu ý khi dùng thuốc cản quang Iod

    • Phản ứng với thuốc cản quang gặp nhiều ở nhóm áp lực thẩm thấu cao và ion hóa
    • Thường sốc theo cơ chế phản ứng dạng phản vệ (anaphylactoid reaction). Phản ứng dạng phản vệ xảy ra trên 1-3% bệnh nhân sử dụng thuốc cản quang ion hóa (0,22% phản ứng ở mức độ nghiệm trọng, đe dọa tính mạng) và < 0,5% bệnh nhân sử dụng thuốc cản quang không ion hóa (0,04% phản ứng ở mức độ nghiệm trọng, đe dọa tính mạng) [2]
    • Yếu tố nguy cơ: Tiền sử sốc với thuốc cản quang, hen phế quản, bệnh tim mạch, đang dùng thuốc chẹn beta: khuyến cáo dùng thuốc cản quang không ion hóa
    • Dự phòng sốc phản vệ bằng corticoid và kháng histamine
    •  Cần chú ý chức năng thận của bệnh nhân để có những điều chỉnh trong khi dùng thuốc cản quang
    • Chú ý các thuốc dùng cùng thuốc cản quang chứa Iod
    • Sử dụng phác đồ grade doses
    • Cần trang bị các thiết bị trong phòng chụp X quang để xử lý kịp thời các trường hợp xảy ra.

    Tài liệu tham khảo

    1. Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Quốc Bình. Trung tâm DI & ADR TP.HCM. Thuốc cản quang chứa Iod.
    2. Trần Quang Bính. Sốc phản vệ do thuốc cản quang
    3. Idee JM et al. Fundam Clin Pharmacol 2005 ; 19 : 263-81.
    4. Gueant- Rodriguez RM et al. Curr Pharm Des 2006 ; 12 : 3359-72.

    DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm

    Connect with Tu Du Hospital