DS. Đặng Thị Thuận Thảo
Khoa Dược - BV Từ Dũ
Tổng số báo cáo ADR: 65 báo cáo
1. Phân bố theo tháng:
Nhận xét: Số lượng báo cáo ADR phân bố đều trong các tháng nhưng tập trung nhiều hơn vào tháng 2, tháng 4, tháng 5 với 14 báo cáo
2. Phân bố theo đối tượng báo cáo:
|
Số báo cáo ADR |
Tỷ lệ |
Bác sĩ |
38 |
58.5% |
Dược sĩ |
17 |
26.1% |
Nữ hộ sinh |
10 |
15.4% |
Nhận xét: Đối tượng báo cáo ADR chủ yếu là Bác sĩ, chiếm tỷ lệ (58.5%), tiếp theo là Dược sĩ (26.1%), Nữ Hộ sinh (15.4%)
3. Phân bố số báo cáo ADR theo Khoa:
Nhận xét: Số lượng báo cáo ADR từ Nhà thuốc bệnh viện cao nhất với 17 báo cáo, tiếp theo là Khoa PTGMHS với 13 báo cáo, Khoa Sanh với 8 báo cáo
4. Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc
Nhận xét: Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất (44.62%), tiếp theo là nhóm kháng viêm giảm đau với tỷ lệ 29.23%, thuốc đặt phụ khoa là 10.77%
5. Phân bố số báo cáo ADR theo cơ địa bệnh nhân
Nhận xét: Số báo cáo ADR trên bệnh nhân không có tiền căn dị ứng thuốc chiếm tỷ lệ (71.8%) cao hơn số báo cáo ADR trên bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc (29.2%), nên có sự theo dõi sát bệnh nhân trong và sau khi sử dụng thuốc.
6. Những thuốc được báo cáo nhiều nhất
Nhận xét: Các thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo ADR thuộc 2 nhóm chính là:
- Nhóm thuốc kháng sinh với 3 đại diện là Cefotaxim, Augmentine, Cefazolin trong đó Cefotaxim chiếm tỷ lệ cao nhất với 37.9%
- Nhóm thuốc kháng viêm giảm đau với 4 đại diện là Diclofenac, Ketoprofen, Paracetamol, Ibuprofen trong đó Diclofenac chiếm tỷ lệ cao nhất với 42.1%
Kết luận
Công tác báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2013 đã có những chuyển biến tích cực:
- Số lượng báo cáo tăng hơn gấp đôi số lượng báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2012
- Chất lượng báo cáo đã được cải thiện: thông tin được điền đầy đủ hơn theo quy định