Khoa Dược - BV Từ Dũ
FIGO (2012) khuyến cáo phác đồ thuốc dự phòng và điều trị BHSS dưới đây:
Nếu dự phòng bằng Oxytocin hoặc Ergometrin thất bại, có thể lựa chọn tất cả các biện pháp điều trị.
Nếu dự phòng bằng Misoprostol thất bại, có thể lựa chọn tất cả các biện pháp điều trị, trừ Misoprostol.
* Thận trọng: Ergot alkaloids (Ergometrin hoặc Methylergometrin) chống chỉ định
ở thai phụ cao huyết áp, bệnh tim, tiền sản giật hoặc sản giật do làm tăng huyết áp.
* Chú ý: nếu một trong các biện pháp điều trị bằng thuốc thất bại, có thể dùng thuốc khác tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của xuất huyết và cần xem xét đến các can thiệp khác.
Oxytocin
Ergot alkaloids
Ergot alkaloids như Ergometrin, Methylergometrin và Sytometrin gây co mạnh cho cả cơ trơn của phân đoạn trên và dưới của tử cung. Mặc dù ống thuốc có nồng độ khác nhau (0,2 mg/ml hoặc 0,5 mg/ml), liều khuyến cáo của Ergometrin hoặc Methylergometrin là 0,2 mg tiêm bắp, có thể lặp lại mỗi 2-3 giờ cho đến liều tối đa là 5 liều (1mg) trong vòng 24 giờ. Ergot alkaloids chống chỉ định trên phụ nữ cao huyết áp, bệnh tim hoặc tiền sản giật vì chúng có thể gây tăng huyết áp.
Misoprostol
Nghiên cứu đã chứng minh rằng, liều đơn Misoprostol 800 μg (4 viên 200μg) ngậm dưới lưỡi an toàn và hiệu quả trong điều trị BHSS do đờ tử cung trên những sản phụ đã được nhận Oxytocin dự phòng, cũng như trên sản phụ không được dự phòng Oxytocin trong suốt giai đoạn 3 chuyển dạ.
Tại các nhà bảo sanh thiếu chuyên viên tay nghề cao, Misoprostol có thể coi là kỹ thuật sẵn có duy nhất để kiểm soát BHSS. Các nghiên cứu về điều trị bằng Misoprostol đã tìm thấy rằng, Misoprostol làm giảm đáng kể việc cần thiết can thiệp thêm. Hiếm khi, sốt cao, không gây tử vong được báo cáo sau khi uống 800μg. Không có bằng chứng về an toàn và hiệu quả của liều 800μg trong điều trị BHSS trên những sản phụ đã được dự phòng sẵn bằng Misoprostol 600 μg uống. Có bằng chứng về Misoprostol không mang lại thêm hiệu quả khi dùng Misoprostol đồng thời với truyền các thuốc co hồi tử cung khác. Do đó, Misoprostol không được khuyến cáo như một điều trị phụ trợ cùng Oxytocin trong băng huyết sau sinh.
Chỉ định thuốc co hồi tử cung ngay lập tức:
● Oxytocin.
▪ 10 IU tiêm bắp hoặc
▪ 20-40 IU trong 1 lít NaCl 0,9%: truyền tĩnh mạch 60 giọt/ phút
▪ Tiếp tục truyền Oxytocin (20 IU trong 1 lít dung môi truyền: 40 giọt/ phút) cho đến khi ngừng băng huyết.
Hoặc
● Ergometrin hoặc Methylergometrin (sử dụng nếu Oxytocin không đáp ứng hoặc nếu vẫn tiếp tục chảy máu dù đã sử dụng Oxytocin)
▪ 0,2 mg; hàm lượng có thể khác nhau giữa các nước (Ergometrin 0,2 mg hoặc 0,5 mg) tiêm bắp hoặc có thể tiêm tĩnh mạch chậm.
▪ Nếu vẫn còn chảy máu, có thể lặp lại 0,2mg tiêm bắp mỗi 2-4 giờ cho đến tối đa 5 liều (1mg) trong vòng 24 giờ.
▪ Không được vượt quá 1 mg (5 liều 0,2mg) trong vòng 24 giờ.
▪ Cao huyết áp: chống chỉ định tương đối do nguy cơ đột quỵ và /hoặc cơn cao huyết áp.
▪ Chống chỉ định dùng đồng thời với thuốc điều trị HIV (ức chế HIV protease, Efavirenz hoặc Delavirdin). Nếu không có điều trị thay thế nào sẵn có để kiểm soát xuất huyết, dùng liều thấp nhất/ khoảng thời gian dùng ngắn nhất. Chỉ dùng khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ.
Hoặc
● Syntometrin (kết hợp Oxytocin 5 IU với Ergometrin 0,5 mg).
▪ 1 ống tiêm bắp (cảnh báo, tiêm tĩnh mạch có thể gây hạ áp).
Hoặc
● Misoprostol (nếu Oxytocin không đáp ứng hoặc tác dụng không khả thi).
▪ Đơn liều 800 μg ngậm dưới lưỡi (4 viên 200μg)
Trong BHSS, Oxytocin nên được ưu tiên hơn Ergometrin hoặc Methylergometrin đơn liệu, kết hợp liều cố định Ergometrin và Oxytocin, Carbetocin và / hoặc Prostagladin như Misoprostol. Nếu Oxytocin không sẵn có, hoặc nếu sự chảy máu không đáp ứng với Oxytocin hoặc Ergometrin, kết hợp liều cố định Oxytocin-Ergometrin, Carbetocin hoặc Misoprostol nên được xem xét là lựa chọn thứ 2. Nếu điều trị thứ 2 không sẵn có hoặc sự chảy máu vẫn không đáp ứng với điều trị thứ 2, một Prostagladin như Carboprost tromethamin (Hemabate) nên được xem xét như là lựa chọn thứ 3, nếu sẵn có.
Nếu vẫn còn chảy máu dai dẳng sau khi can thiệp thuốc co hồi tử cung, phải xem xét đến các biện pháp can thiệp khác nhằm cứu mạng sống sản phụ.
Trích nguồn:
Prevention and treatment of postpartum hemorrhage in low-resource setting. International Journal of Gynecology and Obstetrics 117 (2012) 108-118.