Nhóm thuốc kháng histamin
Hoạt chất |
Liều dùng |
Dimenhydrinat |
50-100mg PO 3-4 lần/ngày tùy theo nhu cầu. |
Doxylamin |
10mg PO có thể tới 4 lần/ngày tùy theo nhu cầu. |
Hydroxyzin |
25-100mg PO 4 lần/ngày tùy theo nhu cầu. |
Meclozin (meclizin) |
25-50 mg PO mỗi ngày. |
Promethazin |
25mg PO trước khi ngủ có thể lên tới 100mg/ngày tùy theo nhu cầu. |
Trimethobenzamid |
250mg PO 3-4 lần/ngày tùy theo nhu cầu. |
PO: per os (đường uống)
IM:intramuscular injection (tiêm bắp)
IV: intravenous injection (tiêm tĩnh mạch)
Một số lưu ý khi sử dụng
- Không có bằng chứng chứng minh rằng liều điều trị của các thuốc kháng histamin có liên quan tới tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Phản ứng bất lợi:
- Ức chế hệ thần kinh trung ương bao gồm: buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, mất phối hợp vận động.
- Tác dụng an thần có xu hướng giảm sau khi sử dụng liên tục.
- Nhức đầu, suy giảm tâm lý, khô miệng, nhìn mờ, bí tiểu, táo bón và trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn/nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, đánh trống ngực, loạn nhịp tim.
- Sử dụng cẩn thận ở những bệnh nhân có bệnh glaucoma góc đóng, bí tiểu, động kinh, suy gan, suy thận.
II. Nhóm thuốc phenothiazines
Hoạt chất |
Liều dùng |
Chlorpromazin |
10-25mg PO 3-4 lần/ngày theo nhu cầu. |
Prochlorperazin |
5-10mg PO 3-4 lần/ngày theo nhu cầu. |
Một số lưu ý khi sử dụng
- Phenothiazin (chlorpromazin, prochlorperazin) có hiệu quả trong điều trị buồn nôn và nôn dạng nặng.
- Phản ứng bất lợi: tác dụng kháng cholinergic (khô miệng, bí tiểu, nhìn mờ, táo bón), ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương (an thần, tác dụng ngoại tháp), các tác dụng phụ khác (quá mẫn, phản ứng với ánh sáng).
- Chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm, hôn mê, ức chế tủy xương, khối u tuyến thượng thận, khối u phụ thuộc prolactin.
- Sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân suy gan, suy thận, bệnh lý tim mạch, bệnh lý mạch máu não hoặc bệnh lý hô hấp, glaucoma góc đóng, tiền sử vàng da, bệnh Parkinson, suy giáp, nhược cơ nặng, liệt ruột, bí tiểu, động kinh, co giật, nhiễm trùng cấp tính hoặc giảm bạch cầu…
- Bệnh nhân nên nằm trong ít nhất 30 phút sau khi tiêm chlorpromazin, giám sát chặt chẽ huyết áp khi sử dụng thuốc.
III. Thuốc ức chế thụ thể dopamin, kích thích nhu động ruột –dạ dày
- Liều dùng của metoclopramid:
5-10 mg PO3 lần/ngày theo nhu cầu hoặc
5-10 mg IM/IV mỗi 8h theo nhu cầu.
- Không có bằng chứng kết luận hậu quả gây dị tật bẩm sinh khi người mẹ sử dụng metochlopramid trong ba tháng đầu thai kỳ.
- Tác dụng phụ: ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương (buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, bồn chồn và trầm cảm, các triệu chứng ngoại tháp), ảnh hưởng trên hệ tiêu hóa (tiêu chảy), ảnh hưởng trên tim mạch (tăng huyết áp, hạ huyết áp).
IV. Vitamin
- Liều dùng của pyridoxin:
10-25mg PO 3 lần/ngày hoặc
10 mg pyridoxin kết hợp với 10mg doxylamin tùy theo triệu chứng có thể sử dụng tới 3 lần/ngày.
-
Sự kết hợp doxylamin/pyridoxin được coi là lựa chọn đầu tay điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ dựa trên các bằng chứng xác minh cho tính hiệu quả và an toàn của nó. Doxylamin là một chất đối kháng thụ thể H1 đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ. Pyridoxin là co-enzym vận chuyển các acid amin và đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa protein.
-
Pyridoxin không có tác dụng gây quái thai và ít có khả năng gây ra các tác dụng phụ hơn so với thuốc chống nôn kháng histamin, nhưng bằng chứng về lợi ích của nó trong điều trị buồn nôn và nôn ở giai đoạn đầu của thai kỳ vẫn còn hạn chế. Pyridoxin liều cao bổ sung trong thời gian dài đã được báo cáo gây ra các bệnh lý về thần kinh.
V. Thảo dược
Gừng: 1g PO mỗi ngày x 4 ngày.
VI. Điều trị hỗ trợ
Bên cạnh sử dụng thuốc để điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ, khuyến cáo thai phụ thay đổi lối sống có thể cải thiện được tình trạng này.
- Chế độ ăn uống: chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa với lượng thức ăn ít hơn, ăn chế độ ăn nhiều tinh bột, ít chất béo. Hạn chế các thức ăn cứng, các thức ăn có mùi vị khó chịu.
- Tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh tình trạng mệt mỏi.
Tài liệu tham khảo
1. Disease management, Nausea and Vomiting in Pregnancy, Mims obstetrics and gynecology guide 2011, 3rd edition, PP 174-8.
2. Dược thư quốc gia Việt Nam 2011.