Nội dung:

    - Khái niệm về khử khuẩn
    - Khử tiệt khuẩn dụng cụ
    - Hóa chất sử dụng cho quy trình khử khuẩn           

    I. Khái niệm về khử khuẩn:

    - Khử khuẩn là phương pháp dùng những quy trình hóa học để loại bỏ hầu hết các vi sinh vật (VSV) gây bệnh, các dạng vi khuẩn trên đồ vật nhưng không loại bỏ hẳn tất cả (không diệt được nôi bào tử vi khuẩn).

    - Có 3 phương pháp khử khuẩn chính:
      * Phương pháp hóa chất khử khuẩn
      * Phương pháp Pasteur
      * Phương pháp dùng tia cực tím

    II. Khử tiệt khuẩn  dụng cụ:

    - Để hạn chế việc lây truyền VSV từ các dụng cụ dùng lại, công tác làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng cách các dụng cụ rất quan trọng.

    - Mức độ khử khuẩn tùy thuộc vào nguy cơ gây ra nhiễm trùng của dụng cụ được dùng lại.

    - Theo Spaulding, thiết bị y tế và dụng cụ phẫu thuật được phân loại theo mức độ tiếp xúc với mô cơ thể và nguy cơ gây nhiễm (bảng 1).

    - Mỗi loại VSV nhạy với các mức độ khử tiệt khuẩn khác nhau (bảng 2).
      * Chất khử khuẩn mức độ thấp: Hợp chất Amonium bậc IV, Phenol, Hydrogen peroxide 3%.
      ** Chất khử khuẩn mức độ trung bình: Alcohols, Chlorine, iodorphors.
      *** Chất khử khuẩn mức độ cao: Glutaraldehydes, Ortho-Phthaladehyde, Paracetic acid, Hydrogen peroxide 6%, Formaldehyde. Các hóa chất này có thể đạt khả năng tiệt khuẩn khi ngâm thời gian

    B. 1 : Phân loại Spaulding

                                                                   

    Loại DC

    Mức độ tiếp xúc

    Mức độ xử lý 

    Dụng cụ không thiết yếu

    Tiếp xúc da lành (ống nghe, máy đo HA, bề mặt máy, băng ca, nạng…)        

    Khử khuẩn mức độ thấp đến trung bình

    Dụng cụ bán thiết yếu

    Tiếp xúc với niêm mạc hay da không lành (DC hô hấp, ống    nội soi mềm,nội soi khí quản, bộ phận hô hấp trong gây mê…)      

    Khử khuẩn mức độ cao

    Dụng cụ thiết yếu

    Tiếp xúc với mô bình thường vô trung hay hệ thống mạch    máu, những cơ quan có dòng máu đi qua (DC phẫu thuật, kính nội soi ổ bụng hoặc khớp, thiết bị chịu nhiệt, đèn nội soi cần tiệt khuẩn…)        

                Tiệt khuẩn      

    B. 2. Phân loại VSV theo thứ tự nhạy cảm ít đến nhiều với hóa chất khử khuẩn:

     

    III. Hóa chất sử dụng cho quy trình khử khuẩn

    Có 2 loại:        
    - Dung dịch diệt khuẩn thường dùng
    - Dung dịch khử khuẩn mức độ cao dùng cho dụng cụ sử dụng lại.

    A. Dung dịch  diệt khuẩn thường dùng:

    1. Hoạt chất Chlorine:
    1.1. Javel: Chất diệt khuẩn là Chlorine dạng dung dịch 4 – 8% khi dùng phải pha ra nồng độ 1%; 0.5%; 0.2%; 0.1%...
    - 1%: Sát  khuẩn trực tiếp, khoanh vùng có máu, dịch lây nhiễm…
    - 0.5%:  Ngâm dụng cụ dính máu, lây nhiễm
    - 0.2%:  Ngâm dụng cụ cần xử lý nhanh
    - 0.1%: Lau  mặt bàn, tủ, sàn nhà, ngâm dụng cụ…

    Javel diệt được VK  gram (+), gram (-) & nhạy cảm với virus HIV, VG siêu vi. Tác dụng với kim loại nên làm rỉ sét các dụng cụ bằng sắt.
     

    1.2. Presept (Naphasept): Viên sủi 5g, 2.5g chứa Sodium dichloro - isocyanurate, là muối Chlo hữu cơ có tác dụng diệt  khuẩn mạnh, phổ rộng, tất cả các loại VSV, kể cả HIV, VG siêu vi, trực khuẩn mủ xanh, nha bào, nấm, trực khuẩn lao…

    -  Dùng tẩy uế, khử khuẩn bề mặt cứng và đồ dùng trong bệnh viện. Thay thế chất sát khuẩn cổ điển Javel, Chloramine… (dd pha có tác dụng trong 24h).

    Cách pha viên presept:
      * Vết máu: 7 viên / 1 lít nước. Dội dd lên vết máu, dùng khăn (dùng 1 lần) thấm dd lau sạch.
      * Ống hút,bình, lọ, lame: 9 viên/ 5 lít nước.
      * Dụng cụ kim loại (thăm khám, mổ…): 1 viên/10 lít. Ngâm 15 – 30, max. 1h, rửa lại bằng nước sạch.
      * Dụng cụ nhựa, cao su (sone, ống  nội khí quản, bơm, bàn chải, ống hút điều hòa…): 1 viên / 10 lít nước. Ngâm tối  thiểu 30 -> rửa sạch bằng nước.
      * Bình sữa, vú cao su, chén dĩa…  Ngâm 1 – 2 -> rửa
      * Đồ vải bẩn, bị nhiễm khuẩn: 1 viên / 10 lít nước, ngâm tối đa trong 1 giờ, sau đó giặt sạch.
      * Nền nhà, mặt bàn thăm khám, xét  nghiệm, tường, giường bệnh: 1 viên / 10 lít nước. Lau sạch bằng nước rồi lau  lại bằng presept.
      * Giẻ lau, tải lau nhà… : 1 viên / 23 lít nước, ngâm để tẩy sạch và khử mùi.

    1.3. Solustérin: Hoạt chất là Chlorine, dạng viên 5g; 2g. Nồng độ pha và tính diệt khuẩn giống Javel.
    Ba chất trên có cùng đặc tính. Ưu điểm là tính diệt khuẩn của Chlorine rất mạnh, nhưng khuyết điểm làm rỉ sét dụng cụ bằng sắt thép và mạ kền, không làm rỉ sét inox => Dùng để diệt khuẩn nền nhà, tẩy máu mủ, bình lọ thủy tinh, lau nhanh  vật dụng có sơn như giường, bàn hay ngâm rửa dụng cụ bằng inox.

    2. Formaldehyte –  Formol 37%:
    Dùng xông hơi tiệt khuẩn găng, không khí phòng hay pha vào Alcohol với nồng độ 2 – 3% để tăng thêm tính diệt khuẩn của Alcohol. Pha loãng ~ 4% để bảo quản vật phẩm.
     

    3. Alcohol (Ethylic,  Isopropylic):
    - Alcohol Ethylic dùng ở trại: 70 –  90%. Phòng xét nghiệm alcohol 100%.
    - Alcohol Isopropylic nồng độ như Ethylic nhưng diệt khuẩn cao hơn.
    -> Alcohol dùng  nguyên thủy để sát khuẩn ống bơm tiêm, ngâm dụng cụ sử dụng ngay trong 20 (dụng cụ kim loại phải dùng liền).
    -> Dùng làm dung môi pha các dd khác: alcohol Iode 0.5%, 1%, 3%, 5%. (không dùng để tiêm thuốc vì iode kích ứng trừ trường hợp chọc dò màng tim nhưng phải để thật khô).

    4. Iode & các chất có Iode:

    4.1. Iodine: dễ làm cháy da, không dùng nguyên chất phải pha vào dung môi: dung dịch làm rún em bé, cắt ruột thừa…
    4.2. Polividone & Iodine: povidine iode nồng độ 10%; 6%; 4%).
    Diệt khuẩn  mạnh cả VK gr(+) và gr(-), rất nhạy cảm với virus nấm. Dùng rửa vết thương, vết mổ kể cả vết thương có mủ, nhầy, vết phỏng… có thể pha thành dd rửa taytrong phẫu thuật.

    Iode dạng này không làm cháy da, không hủy hoại tế bào, không làm hư hại mô hạt của vết mổ, có thể dùng chỗ da non, niêm mạc hay đổ vào ổ bụng để rửa trong các trường hợp mổ phúc mạc viêm (Betadine, wonkadine, wescodyne)

    4.2.1. Chế phẩm  Microshield PVP-S: 500ml, 5 lít
    - Povidone Iodine 10% # 1%w/v Iode tự do. Có phổ kháng khuẩn rộng và an toàn: diệt khuẩn trên  da, niêm mạc, diệt tất cả các vi sinh vật: vi khuẩn Gr(+), Gr(-), trực khuẩn lao (TB), nấm, virus HIV, HBV.

    - Sát khuẩn da, niêm mạc trước và sau PT, chăm sóc vết bỏng, sát khuẩn tầng sinh môn trước và sau sanh, sát khuẩn vết thương hở đặc biệt vết thương bẩn, nhiễm khuẩn.

    - Microshield PVP-S: dùng nguyên không pha loãng, sát trực tiếp lên vùng cần sát khuẩn. Có thể dùng  thay thế cồn 700, cồn Iode để sát khuẩn da thông thường (không dùng cho mắt và tai).

    - Tác dụng nhanh mạnh, khô nhanh. Giúp chóng lành vết thương không gây xót hay kích ứng.

    4.2.2. Các chế phẩm  Povidin:

     

     

    5. Activated Glutaraldehyde solution (Cidex 14 day)

    - Gồm một bình dung môi và lọ bột khi dùng phải pha chung lại và lắc đều thành dd tiệt khuẩn. Nồng độ dd: 2.2 – 2.6%: diệt khuẩn mạnh, diệt được VK gr(+) và gr(-), rất nhạy cảm với virus HIV, Hepatitis B và nấm.

    - PH kiềm: không ăn mòn kim loại, không có chất hoạt động bề mặt nên thích hợp cho dụng cụ nội soi, dễ tráng sạch với nước, dùng ngâm khử khuẩn mức độ cao hay tiệt khuẩn nhằm có dụng cụ dùng ngay. (Từ 10 phút – 10 giờ, tái sử dụng trong vòng 14 ngày) -> tráng nước cất.

    6. Ortho-phthaladehyde0.55%:(Cidex OPA)

    - Không mùi, không  kích ứng, không cần hoạt hóa, trộn hay pha loãng. Phổ kháng khuẩn hoàn hảo: diệt hoàn toàn các VK, virus, nấm trong vòng 5, tái sử dụng trong vòng 14 ngày. Thời gian bảo quản dd trong can là 75 ngày kể từ khi mở nắp.

    - Không có chất sulfactant nên dễ rửa sạch, thích hợp với các ống nội soi; các lăng kính.

    - Không ăn mòn, tương hợp với nhiều loại chất liệu. Dùng để khử và tiệt khuẩn các dụng cụ  nội soi, dụng cụ không thích hợp với việc hấp sấy.

    7. Chất tẩy rửa dựa trên hoạt tính enzyme: (Cidezym, Anioszym,  Helizym)
    - Enzym Protease cho phép đi sâu vào các kẽ dụng cụ và phá hủy liên kết hữu cơ (protein) làm sạch  nhanh chóng dụng cụ. Là chất tẩy rửa ôn hòa an toàn cho dụng cụ, tác dụng trong 1-> 2 phút => làm giảm thời gian tiếp xúc của nhân viên với dụng cụ nhiễm bẩn, giảm nguy cơ lây nhiễm. Rửa sạch và không để lại lớp phim trên dụng cụ, có chất kiềm khuẩn.

    - Pha: 8 ml cidezym với 1 lít nước: ngâm dụng cụ tối thiểu là 1 phút. Dụng cụ bị kết máu, vết máu khô cần ngâm lâu hơn. Dụng cụ bằng thép Carbon hay nhôm thì ngâm không quá 5 phút -> rửa sạch lại bằng nước -> tiệt khuẩn hay khử khuẩn. (Max 24 h)

    8. Amonium bậc IV: (Hexanios G+R)
    - Polyhexanide, Chlorure didecymethylamonium, chất xúc tác các ion K+ và Ca2+, các phức hợp tẩy rửa…
    - Dung dịch tẩy rửa mạnh diệt vi khuẩn G(+) và G(-), nhạy cảm với virus
    - Không làm sét dụng cụ kim loại => dùng ngâm khử khuẩn ở nồng độ 0.5% trong 15 phút. (Thay dd ngâm tối thiểu 1 lần trong ngày)
    - Cách pha: 25ml Hexanios với 5000ml nước.

    - Dụng cụ làm sạch, lau khô, ngâm lại vào dd Hexanios 0.5% rồi tráng lại bằng nước cất rồi sử dụng ngay gọi là tiệt khuẩn lạnh (khử khuẩn mức độ cao), dùng khi không có máy hấp, sấy tiệt khuẩn hay các dụng cụ không chịu nhiệt.

     
    9. Dung dịch chứa acid hữu cơ và vô cơ: (Pose SR#1)
    - Chứa dd acide hữu cơ và vô cơ, một số chất hoạt động làm tăng tính hoạt động của các thành  phần trong dung dịch.
    - Dung dịch acide ít bọt để loại bỏ vết bẩn, màng bám sinh học và chất hữu cơ trên bề mặt kim loại (inox, kiếng, dồng, bạc cả khay và carts).
    - Không ăn mòn bề  mặt dụng cụ, không gây hại cho người sử dụng. Dùng thường xuyên sẽ trả lại trạng thái bình thường của dụng cụ, tăng hiệu quả và độ bền, giữ dụng cụ luôn mới.

    10. Dung dịch kiềm hữu cơ và vô cơ: (Pose SR#2)
    - Chứa dd. Kiềm vô cơ và hữu cơ, chất hoạt động bề mặt không ion và các phụ gia khác.
    - Dd. Kiềm chứa chất hoạt động bề mặt không bọt dùng tẩy rửa các vết ố, oxy hóa, gỉ sét trên bề mặt dụng cụ kim loại (như pose sr#1).
      - Không ăn mòn dụng cụ và không gây hại cho người. Dùng thường xuyên sẽ tăng độ bền, hiệu quả và giữ dụng cụ luôn mới.
    Cách dùng:
    - Cầm bình xịt cách bề mặt cần tẩy rửa 6 – 8 inches, phun dd cho đến khi bao phủ hết bề mặt dụng cụ, để 5 – 10 phút cho thấm vào dụng cụ rồi dùng bàn chải cứng cho những bề mặt gồ ghề, rãnh và bàn chải nhựa cho những bề mặt trơn láng của dụng cụ.

    - Chỉ dùng cho dụng cụ y tế, chỉ xử lý bề mặt dụng cụ.
    - Tránh tiếp xúc với mắt, ngoài tầm với của trẻ.

    B. Tiệt khuẩn bề mặt:
    1. Aldehyd formid & Amonium bậc IV: (Anios special DJP)
    - Thành phần: Aldehyde formique 0.0648% Chlorure didecyldimethyl ammononium, Dimethicones và tá dược.
    - Phổ diệt khuẩn: Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus faecalis.
    - Khử trùng bề mặt đường không khí hàng ngày và dự phòng làm giảm đỉnh cao của sự lây nhiễm đồng thời có tác dụng khử mùi.
    - Khử trùng phòng mổ, thay băng, khoa săn sóc đặc biệt, phòng bệnh, nhà giặt, nơi soạn dụng cụ.

    2. Aldehyd formid & Ethanol: (Aseptanios)
    - Thành phần: Aldehyde formic 1.5%, Ethanol, Alkylaminoalkylglycerine, Isopropanol,  Isobutanol.
    - Phổ diệt khuẩn: Diệt khuẩn, diệt nấm với các chủng Aspegillus của bệnh viện. Diệt virus theo tiêu chuẩn NFT 72 - 180, diệt virus bại liệt trong 60 phút, tác dụng trên VK  lao,
    - Khử trùng bề mặt không khí (phòng mổ, săn sóc tích cực, phòng bệnh nhiễm HIV, VGB…) khi không có người.
    - Dung dịch pha sẵn không pha loãng, nồng độ phun 8ml / m3 trong 2h.

    3. Amonium bậc IV & guanidium; alcohol: (Anios DDSH,  Meliseptol):
    - Thành phần: Amonium bậc IV, guanidinium acetate, n-propylic alcohol, chất tẩy rửa và hương thơm.

    - Tẩy rửa và khử khuẩn  nhanh các diện tích có bề mặt nhỏ (bàn mổ, đèn mổ, lồng ấp sơ sinh, máy gây  mê…) không cần lau lại. Dung dịch pha sẵn, phun một lớp mỏng lên các bề mặt đã lau sạch bằng bơm phun cầm tay hay máy phun áp lực.

    - Diệt khuẩn EN 1040, ND T 720170, EN 1276, T 72-300 (BMR) trong 5 phút. Diệt VK lao  Mycobacterium tuberculosis / 5. Diệt nấm EN 1275 (Candida albicans), EN 1650 (Tricophyton) / 5; A fumigatus / 30. Diệt virus HIV-1, HPV, BVDV (surrogate of  HCV), Herpesvirus, Rotavirus / 5.

    4. Chlohexidine+ formamid + amino bậc IV: (Chlorispray)
    - Thành phần: Chlorhexidine digluconate, formaldehyde 0.06%, glutaraldehyde 0.05%, chlorur  didecyldimethylaminonium, ethanol 25%.
    - Phổ diệt khuẩn rộng: phổ 5 (NFT 72-150), diệt VK lao, diệt nấm (NFT 72-201), diệt virus HIV-HBV và Rotavirus, diệt khuẩn diệt nấm (NFT 72-190).
    - Dung dịch phun khử trùng nhanh các bề mặt giữa 2 cuộc PT, các dụng cụ và bề mặt tiếp xúc, vật dụng trung gian gây nhiễm…
    - Dung dịch pha sẵn  không pha loãng, phun lớp mỏng lên bề mặt cần khử trùng với nồng độ 30 – 40 ml/m2

    5. Chất tẩy rửa không có ion: (Deterganios)
    - Thành phần: Chất  tẩy rửa không có dạng ion, chất làm nhũ tương hóa các chất hữu cơ, tác nhân phức hợp hóa, muối khoáng, mùi thơm, chất ức chế vi khuẩn và nấm, màu phù hợp với tiêu chuẩn DĐ Pháp.
    - Là chất tẩy rửa mạnh sàn nhà, tường, bồn vệ sinh. Trung tính phù hợp với các bề mặt có sơn phủ, dùng xen kẽ với sunfanios và không cần lau xả lại.
    - Nồng độ sử dụng: 0.25%. Pha loãng 20 ml Deterganios trong 8 lít nước. Lau theo nguyên tắc 1 chiều 2 xô không cần lau xả lại.

    6. Chất tẩy rửa có ion:( Sulfanios) nồng độ sử dụng 0.25%, 20 ml / 8 lít nước lạnh hay nóng # 600C
    - Thành phần: acid amine dạng chlohydrate, chlorua didecyl dimethyl ammonium, các chất xúc tác ion  K+ và Ca2+, các phức hợp tẩy rửa tự phân hủy, mùi thơm và màu.
    - Sự phối hợp các chất tẩy rửa với các chất khử trùng mạnh giúp cho sulfanios có phổ diệt khuẩn rộng: NF T 72–150 phổ 5; NF T 72–170 diệt khuẩn với sự hiện diện của tạp chất (nước cứng, chất hữu cơ); NF T 72–190 diệt khuẩn và nấm đối với các chủng bệnh viện; NF T 72-200, 72-300 diệt nấm; tác dụng trên virus HIV và HBV.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Tài liệu tập huấn của HICS – Hội KSNK Tp. Hồ Chí Minh
    2. Adapte from Pitter D infect controlHosp Epidemiol 2000.
    3. Dung dịch tiệt trùng – sát khuẩn trong cơ sở Y tế 1/10/2009 BVTD
    4. Tài liệu Hóa chất sát khuẩn của nhà sản xuất Johnson & Johnson Medical
    5. Tài liệu Hóa chất sát khuẩn của nhà sản xuất Anios.

    Connect with Tu Du Hospital