DS. Thân Mỹ Linh (dịch)
    Phòng Thông tin thuốc - Khoa Dược – BV Từ Dũ

    Các nguy cơ đối với thai nhi nếu điều trị thuốc ức chế bơm proton trong khi mang thai là gì? Nên tránh những loại thuốc này hoàn toàn ở phụ nữ mang thai không? 

    Phản hồi từ Phó Giáo sư Y khoa Sunanda V. Kane, Bệnh viện Mayo, Rochester, Minnesota. 

    Thuốc ức chế bơm proton (PPI) đầu tiên  trên thị trường là omeprazole, được phân loại nhóm C vì sự thiếu dữ liệu kiểm soát sử dụng trong thai kỳ. Ba loại PPI khác đã đưa ra được các dữ liệu có giá trị để chứng minh phân loại B cho phụ nữ có thai. Một nghiên cứu ở tam cá  nguyệt thứ nhất, 295 phụ nữ tiếp xúc với PPI được so sánh với 800 phụ nữ không được tiếp xúc[1]. Kết quả là không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm này.

    Bác sĩ sản khoa khuyên nên dùng thuốc kháng acid không cần kê đơn (OTC) và thuốc đối kháng thụ thể H2 để  khởi đầu điều trị các triệu chứng ợ nóng ở phụ nữ mang thai, nhưng sử dụng PPI được khuyến cáo chỉ định cho những  phụ nữ có các triệu chứng liên tục và không kiểm soát được. 

    Một nghiên cứu công bố trên The New England Journal of Medicine [2] vào năm 2010, mô tả một nhóm nghiên  cứu ở Đan Mạch với hơn 5000 phụ nữ mang thai sử dụng PPI trong thời gian tam cá nguyệt thứ nhất. Mặc dù ý nghĩa thống kê, sự khác biệt trong tỷ lệ các bất  thường bẩm sinh ở trẻ sơ sinh của phụ nữ có tiếp xúc (3,2%) và không tiếp xúc (2,6%)  là khó thuyết phục đối với một nguy cơ liên quan tới lâm sàng.

    Gần đây, một bản tóm tắt trình bày tại Digestive Disease Week [3] cho rằng sử dụng PPI kéo dài trong thai kỳ có liên  quan với tăng nguy cơ dị tật tim cho ở trẻ sơ sinh (OR = 2,14; khoảng tin cậy  95%; 1,3-3,3). Nghiên cứu đó đã không được công bố đầy đủ và thời gian sử dụng PPI  trong khi mang thai ở người tham gia nghiên cứu là không rõ ràng. Một  phân tích meta – công bố năm 2009 [4] đã cho thấy không có bất kỳ nguy cơ gia tăng dị tật khi PPI sử dụng trong bất kỳ giai đoạn của thai kỳ. Vì vậy, trên cơ sở dữ liệu có sẵn, PPI được chỉ định để kiểm soát triệu chứng ợ nóng ở phụ nữ mang  thai và không có nguy cơ dị tật thai nhi tăng.

    Tài liệu tham khảo

       
    1. Diav-Citrin O, Arnon J, Shechtman S, et al. The safety of proton pump inhibitors in pregnancy: a multicenter prospective controlled study. Aliment Pharmacol Ther. 2005;21:269-275. Abstract
    2.    
    3. Rhim AD, Hardy JR, Haynes K, Testani JM, Yang YX. Maternal use of  proton pump inhibitors during pregnancy is associated with an increased risk for cardiac birth defects. Program and abstracts of Digestive Disease Week 2010; May 1-6, 2010; New Orleans, Louisiana. Abstract 475b.
    4.    
    5. Pasternak B, Hviid A. Use of proton pump inhibitors in early pregnancy and the risk of birth defects. N Engl J Med. 2010;363:2114-2123. Abstract
    6.    
    7. Gill SK, O'Brien L, Einarson TR, Koren G. The safety of proton pump inhibitors (PPIs) in pregnancy: a       meta-analysis. Am J Gastroenterol. 2009;104:1541-1545. Abstract
    8.  

    Connect with Tu Du Hospital