Nội dung : 

    • Phân loại huyết áp theo JNC-7 và NHBPEP
    • Đặc tính dược động học của một số thuốc chống tăng huyết áp 
    • Thuốc chống tăng huyết áp mức độ nhẹ và trung bình dùng trong thai kỳ 
    • Thuốc dùng kiểm soát nhanh tăng huyết áp nặng trong thai kỳ 
    • Thuốc chống tăng huyết áp có thể dùng trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ

     

     

    Bảng 1. Phân loại huyết áp: JNC-7 và NHBPEP(3)


    Phân loại huyết áp theo JNC-7
    (Không mang thai), mmHg

    Phân loại huyết áp theo NHBPEP
    (Thai kỳ), mmHg

    Bình thường
    SBP≤120 và DBP≤80

    Bình thường
    SBP≤140 và DBP≤90

    Tiền tăng huyết áp
    SBP 120 – 139 hay DBP 80 – 89

     

    Tăng huyết áp giai đoạn 1
    SBP 140 – 159 hay DBP 90 – 99

    Tăng huyết áp nhẹ
    SBP 140 – 150 hay DBP 90 – 109

    Tăng huyết áp giai đoạn 2
    SBP 160 – 179 hay DBP 100 – 110

    Tăng huyết áp nặng
    SBP≥160 hay DBP≥110

    Tăng huyết áp giai đoạn 3
    SBP 180 – 209 hay DBP 110 – 119

     

    SBP: huyết áp tâm thu; DBP: huyết áp tâm trương
    JNC-7: the Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure
    NHBPEP: National High Blood Pressure Education Program Working Group Report on High Blood Pressure in Pregnancy

     

     

    Bảng 2. Đặc tính dược động học của một số thuốc chống cao huyết áp(1)


    Nhóm dược lực

    Thuốc

    Biệt dược dùng tại bệnh viện

    Dược động học

    Liệt giao cảm trung ương

    Methyldopa 

    Dopegyt®
    viên 250mg

    • Sinh khả dụng (SKD): 25% liều dùng
    • Tmax: 2 – 4 giờ sau khi uống, tác dụng chống tăng huyết áp đạt tối đa sau 4 – 6 giờ.
    • Vd  0.6 l/kg
    • t1/2: 1 – 2 giờ
    • 70% liều dùng bài tiết qua thận

    Ức chế thụ thể α1 và β

    Labetalol 

    Trandate®
    viên 200mg

    • Sinh khả dụng: 18 ± 5%
    • Gắn protein huyết tương : 50%
    • Sau khi uống,Tmax đạt được trong vòng 40 phút – 2 giờ, tác dụng hạ huyết áp xuất hiện trong vòng 20 phút đến 2 giờ, đạt tối đa trong vòng 1 – 4 giờ, tác dụng kéo dài tùy theo liều trong khoảng 8 - 12 giờ hoặc 12 – 24 giờ tương ứng với liều 200 - 300 mg
    • Tiêm TM: tác dụng hạ huyết áp xuất hiện trong vòng 2 – 5 phút, đạt tối đa trong vòng 5 – 15 phút, kéo dài 2 – 4 giờ
    • Vd: 9.4 ± 3.4 l/kg
    • t1/2: 4.9 ± 2 giờ

    Ức chế chọn lọc trên thụ thể giao cảm β1

    Atenolol

    Atenolol Stada® viên 50mg

    • Sinh khả dụng: 45%
    • Tmax: 2 – 4 giờ (sau khi uống)
    • Vd: 0.7 l/kg
    • t1/2: 6 - 9 giờ 

    Thuốc chẹn kênh calci

    Nifedipine

    - Nifedipin Hasan®
    viên 20mg
    - Adalat LA®
    viên 30mg

    • Sinh khả dụng: 45 – 75%
    • Viên nén: khởi phát tác dụng khoảng 1 giờ sau uống. Tmax : 2 – 3 giờ. Thời gian tác động: 12 giờ.
    • Vd: 0.6 – 1.2 l/kg
    • t1/2 : 6 - 11 giờ
     

    Nicardipine

    Nicardipine® ống 10mg/10ml

    -Sinh khả dụng: 35%
    - Liên kết protein huyết tương: > 95%
    - t1/2 theo 2 pha:
    sớm từ 1.5 đến 4 giờ, cuối là 9.6 giờ
    - Đào thải qua thận 60%

    Thuốc giãn mạch ngoại vi

    Hydralazine

     
    • Sinh khả dụng : 85% (ở người acetyl hoá nhanh : SKD giảm còn 10 – 20%)
    • Tmax : 1 giờ (sau khi uống)
    • Vd : 6 l/kg
    • 80% liều thải trừ qua nước tiểu trong 24 giờ

    Tmax: Thời gian đạt nồng độ tối đa trong huyết tương

    Bảng 3. Thuốc chống tăng huyết áp mức độ nhẹ và trung bình dùng trong thai kỳ(1)(2)(3)

    Thuốc
    (Phân loại nguy cơ trong thai kỳ theo FDA)

    Liều dùng/ngày

    Tác dụng phụ đối với mẹ

    Methyldopa (B)

    0.5 – 2 g/ngày, chia thành 2 – 4 lần
    (liều tối đa 3 g/ngày)

    Buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, trầm cảm, hạ huyết áp, triệu chứng giống parkinson nếu quá liều, phản ứng dị ứng

    Labetalol (C)

    200 – 1200 mg/ngày, chia thành 2 - 3 lần

    Tim đập chậm, blốc nhĩ thất, yếu cơ, co thắt phế quản, hạ huyết áp thế đứng

    Nifedipine (C)

    30 – 120 mg/ngày
    (chế phẩm phóng thích chậm)

    Phù ngoại biên, nhức đầu, đỏ bừng mặt, chóng mặt, dị cảm, đau cơ, đánh trống ngực, tim đập nhanh, hạ huyết áp

    Hydralazine (C)

    50 – 100 mg/ngày, chia thành 2 – 4 lần

    Hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nhức đầu, triệu chứng giống lupus ban đỏ hệ thống



    Bảng 4. Thuốc dùng kiểm soát nhanh tăng huyết áp nặng trong thai kỳ(1)(2)(3)


    Thuốc
    (Phân loại nguy cơ trong thai kỳ theo FDA)

    Liều dùng

    Ghi chú

    Labetalol (C)

    Tiêm TMC: 10 - 20 mg, sau đó 20 - 80 mg mỗi 20 - 30 phút cho tới khi đạt mức huyết áp mong muốn, tổng liều 220 mg
    Truyền TM: 0.5 - 2 mg/phút, hiệu chỉnh liều tùy theo đáp ứng, tổng liều : từ 50 – 200 mg

    Chống chỉ định : hen phế quản, suy tim rõ, blốc tim độ II và III, nhịp tim chậm nhiều

    Hydralazine (C)

    Tiêm TMC: 5 mg, có thể nhắc lại sau 20 – 30 phút, tối đa 25 mg
    Truyền TM: 200 – 300 mcg/phút
    Liều duy trì: 50 – 150 mcg/phút

    Chống chỉ định: tiền sử lupus ban đỏ hệ thống, nhịp tim nhanh, suy tim có tăng lưu lượng tim, hẹp van 2 lá hoặc van động mạch chủ …

    Nicardipine (C)

    + Liều tấn công:
    Bolus 0.5 – 1 mg
    Truyền TM qua bơm tiêm điện : 1 – 3 mg trong 1 giờ
    + Liều duy trì :
    Truyền TM qua bơm tiêm điện : 1 – 3 mg/giờ trong 24 giờ
    (chỉnh liều theo huyết áp bệnh nhân)

    Chống chỉ định: cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc cấp tính, sốc tim, hẹp van động mạch chủ giai đoạn muộn

    Bảng 5. Thuốc chống tăng huyết áp có thể dùng trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ(3)

    Captopril

    Nadolol

    Diltiazem

    Nifedipine

    Enalapril

    Oxprenolol

    Hydralazine

    Propranolol

    Hydrochlorothiazide

    Spironolactone

    Labetalol

    Timolol

    Methyldopa

    Verapamil

    Minoxidil

     

    American Academy of Pediatrics Committee on Drugs. Transfer of drugs and other chemicals into human milk. Pediatrics. 2001;108:776-789
    Các thuốc lợi tiểu (furosemide, hydrochlorothiazide và spironolactone) có thể làm giảm tiết sữa. Metoprolol có thể dùng trong thời kỳ cho con bú, mặc dù hoạt chất này có khuynh hướng tập trung trong sữa mẹ. Acebutolol và atenolol không nên dùng cho phụ nữ đang nuôi con bú sữa mẹ.

     Tài liệu tham khảo

    1. Nhiều tác giả (2009), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản y học, Bộ Y Tế
    2. Firas A Ghanem & Assad Movahed. Use of Antihypertensive Drugs during Pregnancy and Lactation. Cardiovascular Therapeutics. 2008;26:38-49
    3.  
    4. Tiina Podymow and  Phyllis August. Update on the Use of Antihypertensive Drugs in Pregnancy. Hypertension. 2008;51:960-969
    5.  

     

    Connect with Tu Du Hospital