Sốt là triệu chứng phổ biến trong thực hành lâm sàng hàng ngày và một số lượng lớn người bệnh nhập viện do sốt. Nhiều người bệnh được dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng ký sinh trùng, nếu coi nhiễm trùng là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, thuốc được dùng để điều trị có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt trong bối cảnh như vậy (1).

    Định nghĩa sốt do thuốc theo sơ đồ Venn(2):

    Sốt do thuốc là phản ứng sốt đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

    i) khởi phát sau khi dùng thuốc;

    ii) hết trong vòng 72 giờ sau khi ngừng thuốc mà không cần điều trị đặc hiệu;

    iii) không có nguyên nhân nào khác được xác định qua bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh;

    iv) không sốt tái phát trong 72 giờ sau khi hết sốt. 

     

                Hình. Định nghĩa sốt do thuốc theo sơ đồ Venn(2).

     

    Số lượng nghiên cứu về sốt do thuốc còn hạn chế, một số nghiên cứu về sốt do thuốc điều trị nhiễm trùng được trình bày ở Bảng 1 (2).

     Bảng 1. Tóm tắt một số nghiên cứu về sốt do thuốc điều trị nhiễm trùng.

    Nghiên cứu

    Định nghĩa của sốt do thuốc

    Thuốc gây sốt

    Thời gian NC

    Số lượng TH

    Foster 1963

    (1) Sốt xảy ra sau khi dùng thuốc kháng sinh và biến mất ngay sau khi ngừng thuốc.

    (2) Sốt không được giải thích là do các nguyên nhân khác.

    Thuốc kháng sinh

    1952–1963

    25

    Mikasa 1989

    Sốt không kèm theo các triệu chứng toàn thân khác sau khi dùng kháng sinh, kéo dài trong 2 ngày hoặc hơn và biến mất ngay sau khi ngừng thuốc.

    Thuốc kháng sinh

    Tháng 1 năm 1986–Tháng 12 năm 1986

    22

    Oizumi 1989

    (1) Sốt 37,5°C trở lên kéo dài hơn hai ngày trong quá trình điều trị bằng kháng sinh;

    (2) Sốt không liên quan đến các biểu hiện lâm sàng khác hoặc các xét nghiệm gợi ý về nhiễm trùng;

    (3) Sốt không thể được quy cho bất kỳ biện pháp nào khác được áp dụng để kiểm soát nhiễm trùng; và

    (4) Sốt giảm ngay sau khi ngừng sử dụng kháng sinh nghi ngờ (“dechallenge”).

    Thuốc kháng sinh

    Không báo cáo

    56

    Kuwabara 1990

    Sốt (không có biểu hiện ở da) sau khi dùng kháng sinh và biến mất ngay sau khi ngừng thuốc. Sốt không được giải thích do các nguyên nhân khác.

    Thuốc kháng sinh

    1983–1988

    8

    Fang 2016

    Nhiệt độ cơ thể giảm nhanh sau khi ngừng dùng thuốc nghi ngờ và tăng khi dùng lại loại thuốc đó. Được coi là sốt do thuốc khi bệnh nhân bị phản ứng dị ứng (có hoặc không có phát ban) kết hợp với bất kỳ một trong các tình trạng sau:

    (1) đối với bệnh nhân sốt do nhiễm trùng, nhiệt độ cơ thể giảm khi dùng kháng sinh nhưng lại tăng khi tiếp tục dùng thuốc;

    (2) sau khi điều trị bằng kháng sinh, nhiệt độ cơ thể tăng cao và không thể giải thích được do nhiễm trùng ban đầu và các lý do khác; và

    (3) bệnh nhân mắc các bệnh không gây sốt nhưng bị sốt sau khi dùng thuốc mà không thể giải thích được do nhiễm trùng thứ phát.

    Thuốc kháng lao

    Tháng 4 năm 2006–Tháng 3 năm 2013

    94

    Yaita 2016

    Được xác định bởi các đặc điểm lâm sàng đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

    (1) nhiệt độ trên 37,5°C;

    (2) không thể phát hiện được nguồn gốc sốt nào khác thông qua tư vấn truyền nhiễm (bao gồm các xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm vi sinh thích hợp);

    (3) bất kỳ bệnh sốt tiềm ẩn nào, sự cải thiện của bệnh có thể được bác sĩ truyền nhiễm xác nhận; và

    (4) sau khi ngừng thuốc, cơn sốt sẽ thuyên giảm.

    Thuốc kháng sinh

    Tháng 4 năm 2014–Tháng 5 năm 2015

    16

    Peng 2017

    Sốt không rõ nguyên nhân do các lý do khác, sốt tái phát sau khi dùng lại thuốc

    Thuốc kháng sinh

    Tháng 2 năm 2011–Tháng 2 năm 2014

    20

    Labbus 2018

    Nếu tất cả các tiêu chí sau đây được đáp ứng: (1) nhiệt độ cơ thể trung tâm (tai) >38,0°C đo được hai lần;

    (2) điều trị kháng sinh tĩnh mạch trong > 3 ngày;

    (3) loại trừ nguyên nhân gây sốt do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng khác; và

    (4) hạ sốt sau khi ngừng điều trị bằng kháng sinh.

    Thuốc kháng sinh

    2014–2017

    11

     

    Phân biệt giữa sốt do nhiễm trùng và sốt do thuốc là một tình huống khó khăn trong chẩn đoán. Bảng 2. liệt kê những điểm khác biệt giữa hai loại sốt này để giúp bác sĩ phân biệt nhằm đưa ra quyết định phù hợp. Sự khác biệt này đặc biệt quan trọng đối với việc ngừng thuốc và ra quyết định về việc bắt đầu điều trị bằng corticosteroid (1).

     

    Bảng 2. Phân biệt sốt do thuốc và sốt do nhiễm trùng (1)

     

    Sốt do thuốc

    Sốt do nhiễm trùng

    Định nghĩa

    Sốt do thuốc là một rối loạn đặc trưng bởi phản ứng sốt xảy ra đồng thời với thời gian dùng thuốc và không có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào có thể gây sốt.

    Sốt do nhiễm trùng là một rối loạn đặc trưng bởi phản ứng sốt do tác nhân truyền nhiễm gây ra khi không có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào có thể gây ra sốt.

    Dịch tể

    Sốt do thuốc gây ra chiếm 10%-15% các ADR. Phụ nữ và người cao tuổi được cho là dễ bị sốt do thuốc kháng sinh hơn khi không dùng thuốc.

    Khó ước tính vì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

    Nguyên nhân

    Thuốc kháng khuẩn, thuốc chống co giật, thuốc chống loạn nhịp tim và các thuốc tim mạch khác.

    Bao gồm các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi-rút, nấm hoặc ký sinh trùng.

    Cơ chế gây sốt

    Tác dụng của thuốc lên quá trình điều hòa nhiệt độ, phản ứng liên quan đến việc dùng thuốc, phản ứng dược lý của thuốc hoặc phản ứng quá mẫn do thuốc là những cơ chế có thể gây sốt do thuốc.

    Do các chất gây sốt được tiết ra bởi các sinh vật gây bệnh.

    Thời gian khởi phát sốt

    Thời gian trung bình sốt do thuốc là 7-10 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, nó có thể khác nhau giữa các nhóm thuốc. Trong các hội chứng quá mẫn do thuốc, thời gian khởi phát chậm hơn.

    Thay đổi tùy theo tác nhân gây bệnh khác nhau (thường là 10-14 ngày).

    Nhiệt độ

    Tăng thân nhiệt .

    Có thể có tình trạng tăng thân nhiệt hoặc hạ thân nhiệt.

    Nhịp tim

    Thường gặp nhịp tim chậm.

    Thường gặp nhịp tim nhanh.

    Biểu hiện da

    Có mặt ở 18%-19% các trường hợp. Sốt có thể xuất hiện trước hoặc có thể xuất hiện đồng thời tại thời điểm phát ban dạng sẩn, SJS hoặc các biểu hiện trên da của hội chứng quá mẫn thuốc.

    Biểu hiện trên da có thể có hoặc không. Các biểu hiện có thể xảy ra trước hoặc sau hoặc có thể xuất hiện tại thời điểm nhiễm trùng.

    Chẩn đoán

    Chẩn đoán thường dựa trên lâm sàng và đòi hỏi theo dõi sát người bệnh.

    Chẩn đoán dựa trên các đặc điểm lâm sàng nhưng được hỗ trợ bởi các xét nghiệm huyết thanh, vi sinh hoặc mô bệnh học cụ thể.

    Xét nghiệm

    Số lượng bạch cầu ái toan có thể tăng cao ở 22% trường hợp

    Số lượng bạch cầu ái toan thường bình thường. Công thức máu phụ thuộc vào bản chất của nhiễm trùng. Procalcitonin là một xét nghiệm hữu ích của nhiễm trùng huyết do vi khuẩn.

    Điều trị

    Việc ngừng thuốc gây bệnh sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng, ngoại trừ trường hợp sốt do hội chứng SJS/TEN hoặc DRESS. Thuốc chống nhiễm trùng sẽ không có hiệu quả.

    Việc bắt đầu dùng thuốc chống nhiễm trùng sẽ giúp hạ sốt.

    Đáp ứng với corticosteroid

    Đáp ứng mạnh với corticosteroid đường uống hoặc đường tiêm.

    Không đáp ứng với corticosteroid đường uống hoặc tiêm. Nó sẽ làm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. Tuy nhiên, liều Cyclosporin dài ngày hoặc cao, có thể che giấu sốt.

    Viết tắt:

    SJS: Stevens-Johnson syndrome,

    TEN: Toxic epidermal syndrome,

    DRESS: Drug reaction with eosinophilia and systemic symptoms

     

    Tài liệu tham khảo

    1. Jugtawat, S., Daulatabadkar, B. and Pande, S., 2016. Drug-induced fever versus infection-induced fever. Indian Journal of Drugs in Dermatology2(2), pp.115-116.

    Someko, H., Kataoka, Y. and Obara, T., 2023. Drug fever: a narrative 

    DS. Huỳnh Phương Thảo

    Connect with Tu Du Hospital