Từ thế kỷ 21, sức khỏe của hệ vi khuẩn đường ruột đã trở thành chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. So với hệ vi khuẩn cộng sinh ở các bộ phận khác của cơ thể con người, hệ vi khuẩn ruột rộng hơn và phức tạp hơn. Tổng số vi khuẩn ruột của người trưởng thành xấp xỉ 3,9 × 1013 trong đại tràng, nhiều hơn so với tổng số tế bào của con người. Hệ vi khuẩn đường ruột giúp tiêu hóa chất dinh dưỡng trong thức ăn và tham gia vào các hoạt động sinh lý của cơ thể, có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe. Dựa trên tác dụng đối với cơ thể, hệ vi khuẩn đường ruột chia làm 3 chức năng: probiotic, vi khuẩn trung tính và vi khuẩn gây bệnh. Ở những người khỏe mạnh, chúng cạnh tranh và hạn chế lẫn nhau, duy trì sự cân bằng. Nếu hệ vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Các vi sinh có lợi, các probiotic, sẽ phát triển và hoạt động tốt nếu được cung cấp các chất đặc biệt trong thức ăn, các prebiotic (1). Ngày nay, việc tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu PubMed về các thử nghiệm lâm sàng sử dụng probiotic và prebiotic ở người cho thấy hơn 1.500 thử nghiệm đã được công bố về probiotic và gần 350 đối với prebiotic. Mặc dù các nghiên cứu này không đồng nhất về (các) chủng probiotic, về thử nghiệm prebiotic và về quần thể, bằng chứng tích lũy ủng hộ quan điểm rằng lợi ích có thể đo lường được trên nhiều kết quả khác nhau (2).

    1. Định nghĩa và cơ chế hoạt động

    Bảng 1. Định nghĩa Probiotic và Prebiotic theo Hiệp hội Tiêu hoá Thế giới (WGO) 2017 

     

    Định nghĩa

    Probiotic

    là các vi sinh vật sống, khi được sử dụng với lượng thích hợp sẽ mang lại lợi ích sức khoẻ cho vật chủ

    Prebiotic

    là thành phần lên men có chọn lọc tạo những thay đổi cụ thể về thành phần và/hoặc hoạt động của hệ vi sinh vật đường tiêu hoá, do đó mang lại lợi ích cho sức khoẻ vật chủ.

     

     

    Hình 1. Hình ảnh Lactobacillus salivarius 

    Hệ tiêu hóa con người con người có khoảng 400 loại probiotic. Đây là những vi sinh vật, vi khuẩn và nấm men, có lợi cho cơ thể sống chủ yếu ở ruột già giúp cân bằng tự nhiên hệ vi sinh đường ruột. Hai nhóm probiotic đã được sử dụng trong điều trị là LactobacillusBifidobacterium. Ngoài ra còn có nấm men Saccharomyces boulardii, một số loài E. coliBacillus, cả Clostridium butyricum. Thuật ngữ “probiotic” nên được dùng cho các vi khuẩn sống đã được chứng minh trong các nghiên cứu có kiểm soát ở người là mang lại lợi ích cho sức khỏe.

    Năm 1995, lần đầu tiên Glenn Gibson và Marcel Roberfroid đưa ra định nghĩa rằng, prebiotic là các thành phần thực phẩm không thể tiêu hóa ở ruột non và sẽ là thức ăn cho các lợi khuẩn ở ruột già. Năm 2016, Hội khoa học quốc tế về Probiotic và Prebiotic (International Scientific Association for Probiotics and Prebiotics, ISAPP) đưa ra định nghĩa được áp dụng đến nay “Prebiotic thực phẩm,“dietary prebiotics”, là thành phần thức ăn được lên men chọn lọc giúp hệ vi khuẩn đường ruột phát triển, hoạt động và mang lại sức khỏe cho con người” (2).

    Prebiotic chủ yếu bao gồm các polysaccharide không phải tinh bột và oligosaccharide). Hầu hết prebiotic được sử dụng làm nguyên liệu thực phẩm như trong bánh quy, ngũ cốc, sô cô la, ví dụ như các loại mứt, bơ để phủ lên bánh mì và các sản phẩm từ sữa. Prebiotic thường được biết đến là oligofructose, inulin, galacto-oligosacaride, lactulose, oligosaccharide từ sữa mẹ. Lactulose là một di-saccharide tổng hợp được dùng làm thuốc điều trị táo bón và bệnh não gan. Oligofructose được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm như lúa mì, hành, chuối, mật ong, tỏi và tỏi tây. Oligofructose cũng có thể được phân lập từ rễ rau diếp xoăn hoặc được tổng hợp enzym từ sucrose. Sự lên men của oligofructose trong đại tràng gây ra nhiều tác dụng sinh lý như tăng số lượng Bifidobacterium được cho là có lợi cho sức khoẻ bằng cách giảm nồng độ amoniac trong máu và sản xuất vitamin và enzym tiêu hóa, tăng hấp thu canxi, tăng trọng lượng phân, rút ngắn thời gian vận chuyển qua đường tiêu hóa, có thể làm giảm nồng độ lipid trong máu (3).

    Hiện nay, trên thị trường, các sản phẩm probiotic và prebiotic có khá nhiều dường dùng: uống, đặt/ bơm âm đạo, rửa phụ khoa… Tuy nhiên, hầu hết các nội dung đề cập đến định nghĩa, cơ chế hoạt động, vai trò của probiotic và prebiotic đều tập trung cho những sản phẩm đường uống.

    Bảng 2. Cơ chế hoạt động của Probiotic và Prebiotic 

     

    Cơ chế

    Probiotic

    Miễn dịch:

    - Kích thích đại thực bào và sản xuất kháng thể IgA

    - Điều hòa cytokine

    - Dung nạp kháng nguyên có nguồn gốc từ thực phẩm

    Không miễn dịch:

    - Sản xuất chất kháng khuẩn, acid lactic, bacteriocin, H2O2 để ức chế mầm bệnh

    - Cạnh tranh độ bám dính với vi khuẩn gây bệnh

    - Kích thích sản xuất chất nhầy biểu mô.

    - Biến đổi độc tố có nguồn gốc từ mầm bệnh

    Prebiotic

    Tăng số lượng vi khuẩn kỵ khí có lợi, giảm quần thể vi sinh vật có khả năng gây bệnh

    Tác dụng trao đổi chất: sản xuất acid béo chuỗi ngắn, hấp thu các ion (Ca, Mg, Fe)

    Tăng cường khả năng miễn dịch của vật chủ (sản xuất IgA, điều hoà cytokine…)

    2. Tóm tắt các bằng chứng về lợi ích của probiotic và prebiotic trên người lớn và trẻ em

    Các khuyến cáo về probiotic, đặc biệt khi sử dụng trong lâm sàng, nên gắn với các chủng cụ thể và những lợi ích được công bố dựa trên các nghiên cứu trên người. Tuy nhiên, một số cơ chế hoạt động của probiotic có thể giống nhau giữa các chủng, loài hoặc thậm chí chi khác nhau. Do đó, một số lợi ích của probiotic có thể từ  nhiều chủng của một số loài được nghiên cứu kỹ như LactobacillusBifidobacterium. Các Hiệp hội Tiêu hoá Thế giới, Hiệp hội nhi khoa Canada, Hiệp hội Tiêu hoá Hoa Kỳ khuyến cáo ứng dụng probiotic và prebiotic trong lâm sàng với các chỉ định điều trị như: tiêu chảy cấp, tiêu chảy liên quan kháng sinh (AAD), liệu pháp hỗ trợ trong điều trị Helicobacter pylori (HP), hội chứng ruột kích thích (IBS), táo bón chức năng, dự phòng và điều trị khóc dạ đề, đau bụng liên quan rối loạn chức năng dạ dày ruột, viêm ruột hoại tử, dị ứng (3), (4), (5).   Probiotic ngoài vai trò chính trên đường tiêu hoá, qua tìm kiếm một số bài báo, nghiên cứu đăng tải trên Pubmed cho thấy hiệu quả và vai trò của probiotic đối với súc khoẻ âm đạo (6), điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn (7,8).

    3. Đánh giá độ an toàn

    Hầu hết prebiotic có thể được tìm thấy tự nhiên trong các loại thực phẩm khác nhau: lactulose, oligosaccharide chuỗi ngắn, inulin và chất xơ thực phẩm không độc, ngay cả ở liều cao. Vì các enzyme dạ dày và ruột non không thoái hóa được, các prebiotic phải đến đại tràng mới được lên men bởi hệ vi sinh vật ở đây. Do đó, tác dụng phụ của prebiotic chủ yếu là kết quả của áp lực thẩm thấu: tiêu chảy thẩm thấu, đầy hơi, chuột rút…Đặc biệt, với chất xơ không hòa tan như cellulose, đưa đến nghẽn tắc cơ học. Tuy nhiên, thường là không có tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng, có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, chướng bụng, chuột rút và đầy hơi. Lưu ý, cần dùng liều 2,5-10 g prebiotic hàng ngày để phát huy các chức năng có lợi của chúng đối với sức khỏe con người. Prebiotic có thể được bổ sung trên nhiều đối tượng như phụ nữ có thai, người già, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (9).

    Theo Hiệp hội Tiêu hoá Thế giới (WGO) 2017, chất lượng của sản phẩm probiotic phụ thuộc vào nhà sản xuất (hầu hết ít được sản xuất theo tiêu chuẩn dược phẩm). Các vấn đề đặc biệt quan trọng đối với chất lượng đó là việc duy trì khả năng tồn tại (đơn vị hình thành khuẩn lạc hoặc CFU) đến hết hạn sử dụng và danh pháp xác định chi, loài và chủng của tất cả các vi sinh vật có trong sản phẩm. Liều lượng khác nhau giữa các chủng và sản phẩm, việc khuyến cáo về liều dùng cần có nghiên cứu để chứng minh lợi ích sức khoẻ trên người. Hầu hết probiotic sử dụng ngày nay có nguồn gốc từ thực phẩm lên men hoặc vi khuẩn thường trú trong cơ thể người khoẻ mạnh và được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua. Khả năng gây bệnh của Lactobacilli (có mặt trong sữa chua, sữa lên men) khá thấp, Bifidobacterium có mức độ an toàn tương tự và gần như các sản phẩm được sản xuất và sử dụng cho dân số chung (khoẻ mạnh). Do đó, chỉ nên sử dụng probiotic với hiệu quả đã được chứng minh trên các đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm hoặc có bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng. Các tiêu chuẩn chất lượng vi sinh là cần thiết khi sử dụng cho các đối tượng nguy cơ cao (10). Tuy nhiên, probiotic cũng có thể gây tác dụng phụ có hại: những rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, sình bụng, tiêu chảy; những biểu hiện dị ứng, như ban ngứa da, choáng phản vệ và các biểu hiện dị ứng khác; nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn hay nấm; chứng quá sản vi khuẩn ruột non SIBO, do vi khuẩn ruột già phát triển mạnh ở ruột non; đề kháng kháng sinh (antibiotic resistance) vì các probiotic có gen kháng thuốc.

    Một số tổ chức đã xây dựng các phương pháp để đánh giá mức độ an toàn của probiotic. Phần lớn các thí nghiệm được thiết kế thông qua đường uống. Tuy nhiên, probiotic có thể được sử dụng qua đường âm đạo, tại chỗ và mũi họng (8). An toàn trong các sản phẩm lên men truyền thống và một số chủng vi khuẩn tại Mỹ được Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) tuyên bố “Được công nhận là an toàn (GRAS)”, tại Châu Âu  được Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) xem xét là “Đủ điều kiện an toàn (QPS)”, các chủng vi khuẩn mới cần được xác định một số tính chất để bảo đảm an toàn (11, 12). Sản phẩm đăng ký và sản xuất dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khi lưu hành tại thị trường Việt Nam yêu cầu phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo đúng thủ tục, hồ sơ quy định (13, 14).  FAO/WHO soạn thảo tài liệu hướng dẫn về đánh giá probiotic sử dụng trong thực phẩm (15).

    4. Một số sản phẩm có thành phần probiotic và prebiotic hiện có tại Nhà thuốc Bệnh viện

    Bảng 5. Một số sản phẩm có thành phần probiotic và prebiotic hiện có tại Nhà thuốc Bệnh viện

    TT

    Tên hoạt chất

    Tên
    hàng hoá

    Chỉ định

    Lưu ý

    Tiêu chuẩn

    Probiotic - Đường uống

     

    1

    1 liều = 5 giọt = 0.25ml có 1 tỷ lợi khuẩn gồm các chủng:
    Lactobacillus Gasseri, Lactobacillus Johnsonii, Lactobacillus Plantarum, Lactobacillus Salivarius, Lactobacillus Reuteri, Bifidobacterium Breve, Bifidobacterium Animalis, Bifidobacterium Lactis, Bifidobacterium longum, Bifidobacterium Bifidum

    Tenbimus

    - Công dụng: Giúp bổ sung 10 chủng lợi khuẩn hỗ trợ cải thiện vi sinh đường ruột, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn đường ruột, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
    - Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn

    Bảo quản từ 2-8 độ C sau khi mở nắp

     

    -TPBVSK được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn thực hành tốt sản xuất EU-GMP

    2

    Tế bào lợi khuẩn sống Lactobacillus reuteri DSM 17938 (L.reuteri Protectis)

    BioGaia Protectis baby drops

     

    - Công dụng: bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, hỗ trợ duy trì cải thiện hệ vi sinh đường ruột, hạn chế rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn, hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
    - Đối tượng sử dụng: Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn bao gồm: tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, khó tiêu, phân sống; bao gồm cả đau bụng co thắt (colic) ở trẻ sơ sinh và trẻ sinh non. Trẻ dùng kháng sinh dài ngày có nguy cơ loạn khuẩn đường ruột.

    Sau khi mở nắp: sử dụng trong vòng 3 tháng

    - Chủng vi khuẩn đạt chứng nhận GRAS của FDA

     - TPBVSK được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn thực hành tốt sản xuất SGS/GMP

    3

    Pediococcus pentosaceus CECT 8330;
    Bifidobacterium longum CECT 7894

    AB-KOLICARE

     

    - Công dụng :Bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ làm giảm rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, giúp giảm triệu chứng đau bụng ở trẻ nhỏ
    - Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
    - Cách sử dụng: Dùng 6 giọt x 1 lần/ngày. Lắc đều chai trước khi sử dụng. Có thể nhỏ trực tiếp vào miệng hoặc vào thức ăn ở nhiệt độ thường

    Sau khi mở nắp: sử dụng trong vòng 1 tháng

     

    - Chủng vi khuẩn đạt chứng nhận GRAS của FDA

    - TPBVSK được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn thực hành tốt sản xuất GMP

    4

    Bào tử kháng đa kháng sinh Bacillus clausii

     

    Enterogermina*

    - Công dụng: Điều trị và phòng ngừa rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột và bệnh lý kém hấp thu vitamin nội sinh, điều trị hỗ trợ phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột bị ảnh hưởng khi sử dụng kháng sinh hoặc hóa trị liệu. Rối loạn tiêu hóa cấp và mãn tính ở trẻ em do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột và kém hấp thu.
    - Đối tượng sử dụng: trẻ em, trẻ nhỏ và người lớn

     

    Thuốc được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn thực hành tốt sản xuất EU-GMP

    Probiotic - Đường âm đạo

     

    5

    Lactobacillus acidophilus; Estriol

    Gynoflor*

     

    Công dụng: Phục hồi vi khuẩn Lactobacillus sau khi điều trị tại chỗ hoặc toàn thân bằng các thuốc chống nhiễm khuẩn hoặc hóa liệu pháp. Viêm teo âm đạo do thiếu hụt Estrogen trong thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh, hoặc khi điều trị kết hợp với liệu pháp thay thế hormon toàn thân. Tiết dịch âm đạo không rõ nguyên nhân hoặc các trường hợp bệnh âm đạo do vi khuẩn và bệnh nấm Candida âm đạo từ nhẹ đến trung bình, trường hợp mà không nhất thiết phải sử dụng liệu pháp kháng khuẩn. Điều trị dự phòng các nhiễm khuẩn âm đạo tái phát.

    Bảo quản nhiệt độ 2 – 8 độ C

    Thuốc được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn thực hành tốt sản xuất EU-GMP 

    6

    Lactobacillus plantarum I1001

    AB-Intimus

     

    Công dụng: Viên nén chứa lợi khuẩn âm đạo AB-Intimus có thể được sử dụng để bổ sung trong qúa trình điều trị nhiễm khuẩn âm đạo, đặc biệt trong trường hợp tái phát và/hoặc nhiễm nấm Candida kháng thuốc cũng như ngăn ngừa khả năng tái phát.

     

    TTBYT được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn thực hành tốt sản xuất GMP

    Prebiotic – Đường âm đạo

     

    7

    Lactose monohydrate;  magnesium stearate; silicon dioxide

    Ladybalance

    Công dụng: Dùng giảm khí hư và mùi hôi âm đạo khó chịu cho người bị nhiễm khuẩn âm đạo, giảm tình trạng âm đạo bị khô, ngứa, rát và đau nhức.

     

    TTBYT được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn thực hành tốt sản xuất GMP

    8

    Acid lactic; glycogen

    Relactagel

    Công dụng: Để điều trị và phòng ngừa tái nhiễm viêm âm đạo do tạp khuẩn. Phục hồi và duy trì pH sinh lý tự nhiên của âm đạo. Làm giảm mùi hôi và dịch tiết bất thường của âm đạo.

     

    Sản xuất theo tiêu chuẩn  ISO 13485:2016

    TPBVSK: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

    TTBYT: Trang thiết bị y tế

    Tài liệu tham khảo

    1. You S và cộng sự. The promotion mechanism of prebiotics for probiotics: A review. Front Nutr. 2022; 9: 1000517 2022 Oct 5. doi:10.3389/fnut.2022.1000517.
    2. Markowiak P, Śliżewska K. Effects of Probiotics, Prebiotics, and Synbiotics on Human Health. Nutrients. 2017;9(9):1021. Published 2017 Sep 15. doi:10.3390/nu9091021
    3. WGO Global Guideline Probiotics and prebiotics (2017).
    4. American Gastroenterological Association, Clinical Practice Guidelines on Probiotics and Gastrointestinal Disorders (2020).
    5. Canadian Peadiatric Society, Using probiotics in paediatric populations (2022).
    6. Mei Z, Li D. The role of probiotics in vaginal health. Front Cell Infect Microbiol. 2022; 12: 963868. Published 2022 Jul 28. doi:10.3389/fcimb.2022.963868.
    7. Yang S và cộng sự. Is there a role for probiotics in the prevention of preterm birth Front Immunol. 2015; 6: 62. Published 2015 Feb 17. doi:10.3389/fimmu.2015.00062.
    8. Wang Z, He Y, Zheng Y. Probiotics for the Treatment of Bacterial Vaginosis: A Meta-Analysis. Int J Environ Res Public Health. 2019; 16(20): 3859. Published 2019 Oct 12. doi:10.3390/ijerph16203859.
    9. Đỗ Thị Bích Thuỷ, Giáo trình Probiotic và Prebiotic, Thư viện Quốc gia Việt Nam (2023).

    10. Sanders ME và cộng sự. Probiotic use in at-risk populations. J Am Pharm Assoc (2003). 2016; 56(6): 680-686. doi:10.1016/j.japh.2016.07.001.

    11. https://www.fda.gov/food/food-ingredients-packaging/generally-recognized-safe-gras

    12. von Wright A. Regulating the safety of probiotics-the European approach. Curr Pharm Des. 2005; 11(1):17-23. doi:10.2174/1381612053382322.

    13. Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 quy định chi tiết một số điều của luật an toàn thực phẩm.

    14. Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

    15. Report of a Joint FAO/WHO Working Group on Drafting Guidelines for the Evaluation of Probiotics in food (2022).

    DS. Cao Phan Thu Hằng

    Connect with Tu Du Hospital